Ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác, tôi trò chuyện với anh. Trong một thế giới chỉ có tôi và anh, ở đấy tôi và anh đều trong suốt, nói đúng hơn, hồn tôi và hồn anh đều trong suốt, có thể đi qua nhau như ánh sáng đi qua pha lê.
Nhạc sĩ của những bản tình ca Trịnh Công Sơn đã buồn tha thiết khi "từng người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ". Dường như trong các ca khúc của anh luôn thấp thoáng những mối tình, khi thì như nắng như mưa, khi như sương như khói, khi lại hư ảo đến nao lòng.
Mặc dù đang phải chống chọi với bệnh tật, nhà văn này vẫn không cho phép mình nghỉ ngơi. Ông đang khởi bút một tác phẩm viết về người bạn nhạc sĩ thân thiết của mình với nhan đề "Thế giới Trịnh Công Sơn".
Chuyện bắt nguồn từ album thứ hai của ca sĩ Quang Dũng, giọng hát đang dần được chú ý với những ca khúc của Trịnh Công Sơn. Trong CD chưa phát hành này có 4 bài của nữ nhạc sĩ Việt kiều Diệu Hương và 2 bài của Trịnh Công Sơn bị ách lại tại cửa cơ quan quản lý là Phòng băng đĩa nhạc Cục nghệ thuật biểu diễn (NTBD)...
Đó là Khánh Ly, giọng hát liêu trai đã gắn liền với nhạc phẩm của ông mấy chục năm qua. Hồng Nhung, người được xem như đại diện tiêu biểu cho thế hệ ca sĩ sau này. Và, Trịnh Vĩnh Trinh, cô em út thân thiết với tiếng hát khước từ mọi khuôn phép.
Không chỉ bạn bè mà rất nhiều khán giả yêu nhạc trong và ngoài nước đều tiếc thương ông. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, một người bạn chí cốt của Trịnh Công Sơn, đã có đôi dòng hồi ức dành tặng độc giả VnExpress nhân dịp này.
Hôm nay là sinh nhật của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Sinh thời, về tuổi tác, ông thường nói với bạn bè là con người ta chỉ sống đến tuổi 35, còn sau nữa là thời gian của kinh nghiệm, hồi ức... Sau đây là những dòng hồi ức của ông về Diễm, một nhân vật đã đi vào huyền thoại khi nhắc đến nhạc Trịnh.
Tôi bước chân vào đất đai của nghệ thuật tương đối sớm. Từ tuổi mười ba, mười bốn, tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền văn nghệ. Trong huyết quản tôi có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất bình thường.
"Thuở nhỏ, tôi hay đi chùa vì thích sự yên tĩnh. Có thể vì tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt được còn có lời kinh vô tình nằm trong lời ca". Đó là tâm sự của nhạc sĩ họ Trịnh với hòa thượng Thích Tâm Thiện, đăng trên tạp chí Phật Giáo Giao Điểm tháng 3/1999.
Trong bài hồi ức "Tình bạn hồi sinh cơn hôn mê", hoạ sĩ Đinh Cường - bạn thân Trịnh Công Sơn - có nhắc đến "Trường ca Tiếng hát Dã tràng" bị thất lạc. Điều đó đã thôi thúc ông Nguyễn Đắc Xuân đi tìm lại tác phẩm này.
“Thường thì khi một đôi trai gái yêu nhau, người ta nghĩ đến chuyện kết hôn và có con. Thế nhưng chuyện đó không xảy ra giữa tôi và anh Sơn. Tình yêu của chúng tôi quá đặc biệt, tôi sẽ không thể có tình cảm với người đàn ông nào sâu nặng hơn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn”. Cô Bống nhỏ đã tâm sự như vậy về mối tình lớn trong đời.
"Có một điều gần như không thay đổi là mùa xuân nào cũng từng ấy bạn bè vây quanh, chỉ có khuôn mặt tình yêu là không như cũ". Người nhạc sĩ tài hoa này đã để lại bút tích về cái sự "yêu nhiều mà không hề yêu riêng ai" như vậy.
"Lần ấy, tôi bỏ ra Hà Nội mà chẳng báo cho anh. Ngày hôm sau, bạn thân của anh tìm đến gửi cho tôi một bó hồng và lá thư viết bằng những nốt nhạc: Nắng vàng em đi đâu mà vội…".
Họ là 7 nhạc sĩ vui buồn có nhau, cùng đàm đạo về âm nhạc, biểu diễn trên sân khấu. Nhưng sau khi người anh cả ra đi, có người cho rằng, nhóm 'Những người bạn' sẽ không tồn tại. Để biết chuyện này thực hư thế nào, chúng ta cùng nghe cuộc trò chuyện ngắn với nhạc sĩ Từ Huy, thành viên của nhóm.
Từ 10/7, hai họa sĩ Đinh Cường và Bửu Chỉ sẽ tổ chức triển lãm tranh tại Huế. 31 chân dung sơn màu vừa mang từ Mỹ về đã được đặt tựa đề theo những ca khúc của Trịnh Công Sơn: "Màu tàn phai", "Bỏ tôi đứng bên trời kia", "Sóng về đâu"...
UBND TP Huế cho biết, tên nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã được đưa vào quỹ tên đường phố của Huế và họ đang tìm một con đường tương xứng ở phường Thuận Hoà để đặt tên. Đồng thời, TP Huế cũng đang xúc tiến một vị trí hợp lý để xây dựng nhà lưu niệm Trịnh Công Sơn.
Chương trình có tên gọi Phôi pha đến thiên thai tưởng niệm 6 năm ngày mất Văn Cao và 100 ngày mất Trịnh Công Sơn, diễn ra tại cung VHTT Thanh Niên Hà Nội vào 10/7. Đêm nhạc có sự góp mặt của nhiều ca sĩ mới như Lô Thuỷ, Lâm Phương, Tô Lịch, Lan Anh, Anh Thơ cùng NSND Quang Thọ.
Ở thời điểm này, anh đã hòa âm phối khí hơn 360 ca khúc trong số 650 bài hát của nhạc sĩ họ Trịnh đã cung cấp cho các hãng băng đĩa. Giới âm nhạc đùa vui anh rằng, xem ra đây là một kỷ lục khó phá.
Nhu cầu nghe nhạc Trịnh tăng cao và các chương trình nhạc Trịnh vẫn luôn là sự chú ý trên thị trường băng đĩa. Có hai album mới được phát hành thêm là "Ru ta ngậm ngùi" và "Cát bụi". Đặc biệt, album "Vì tôi cần thấy em yêu đời" được thực hiện theo yêu cầu của Trịnh Công Sơn khi ông còn sống.
"Tôi 20 tuổi, nhỏ bé với đôi vai gầy guộc, còn anh, người đàn ông không tuổi, đôi mắt sáng, dáng xiêu xiêu. Tôi chào và nhận lấy sự trìu mến từ hơi ấm nơi bàn tay anh và chẳng còn để ý đến xung quanh mình đang có rất nhiều người nổi tiếng. Nhạc nổi lên, ai đó đang hát: Tình yêu mật ngọt, mật ngọt trên môi".