“Vợ tôi là người nước ngoài, cùng tôi kết hôn ở Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa sau đó sang Nhật Bản sinh sống. Nay giấy đăng ký kết hôn bị thất lạc, cần xin lại làm thế nào? Có nhất thiết phải về Việt Nam xin hay có thể ủy quyền cho người khác?” (bạn đọc Trần Anh Ngọc).
“Khi ly dị, bố mẹ tôi thỏa thuận chỉ chia nhau tiền tiết kiệm, còn ngôi nhà hợp tác xã mà cả gia đình đang ở thì để lại cho chị em tôi. Việc này có luật sư chứng kiến. Vậy sau này một trong hai người còn có thể đòi lại căn nhà không?” (bạn đọc Nguyen Hong Nhung).
“Chúng tôi đã đăng ký kết hôn tại Hà Nội và hiện đang sinh sống tại TP Hồ Chí Minh. Nay muốn ly hôn thì có phải quay về địa phương nơi đăng ký hay có thể làm thủ tục ly hôn tại nơi tạm trú?” (bạn đọc Nguyen Hong Long).
“Tôi du học ở Nhật Bản sắp về nước. Gần đây gia đình nhắn rằng khi về phải đến lãnh sự quán Viêt Nam xin giấy chứng nhận chưa kết hôn trong thời gian sống bên đó. Tôi không tin bởi vậy thì rườm rà quá. Đề nghị luật sư giải thích” (bạn đọc Vũ Hải Phong).
“Tôi đang định cư ở Mỹ và dự định về Việt Nam kết hôn. Nhưng do không có nhiều thời gian nên tôi không thể đợi đến ngày nhận giấy chứng nhận kết hôn được. Tôi có thể nhờ người thân hay luật sư ở Việt Nam làm thủ tục này không?” (bạn đọc Jimmy).
“Vợ chồng tôi là người Việt Nam, định cư ở Hungary, đăng ký kết hôn năm 1996 tại Đại sứ quán Việt Nam. Nay chúng tôi muống ly hôn có phải về Việt Nam giải quyết không?” (bạn đọc Vu Hoai Thu).
“Tôi là người Việt sống tại Canada. Tôi có ý định xin đứa con 12 tuổi của người chị ở trong nước ra nước ngoài nuôi nấng, dạy dỗ cháu. Đề nghị cho biết pháp luật Việt Nam quy định vấn đề này thế nào?” (bạn đọc Sasha Fraser).
“Tôi là công dân Mỹ gốc Việt, có ý định kết hôn với công dân Việt Nam. Vậy thủ tục kết hôn thế nào và chúng tôi cần có những giấy tờ gì, mất bao lâu để làm hôn thú?” (bạn đọc Do Thao).
“Vợ chồng bạn tôi đều đang du học tại Nhật Bản. Họ muốn ly hôn và đang định làm thủ tục tại tòa án nước sở tại. Nhưng có người nói là có thể xin ly hôn tại Đại Sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản. Vậy làm thế nào cho phải?” (ban đọc Hong).
“Chúng tôi có quan hệ họ hàng với nhau: ông nội tôi là em ruột ông ngoại anh ấy. Nay muốn kết hôn thì có người nói được, có người nói phạm luật. Tôi rất bối rối. Xin hỏi trường hợp này*, pháp luật quy định thế nào?” (bạn đọc Phi Yến).
“Tôi chuẩn bị ly hôn với vợ tại tòa án Mỹ. Tôi muốn hỏi bản án này có được phía Việt Nam công nhận không, và sau khi ly hôn, tôi có thể về Việt Nam xây dựng gia đình mới không?” (bạn đọc Nguyen Thanh Tan).
“Chúng tôi là công dân Việt Nam, sống chung với nhau ở CHLB Nga từ năm 1990, không đăng ký kết hôn, và có 2 con. Nay hai bên đã ly thân và muốn ly hôn. Thủ tục thế nào, quyền và nghĩa vụ chăm nuôi con ra sao?” (bạn đọc Nam Thai, CHLB Nga).
“Chúng tôi chưa kết hôn nhưng đã có con chung hơn một tuổi. Vậy tôi làm thế nào để làm khai sinh nhận làm cha cháu bé?” (bạn đọc Phạm Lộc).
“Chúng tôi đang định cư ở Canada, muốn nhận con nuôi Việt Nam. Vậy thủ tục cho việc này thế nào?” (bạn đọc Hung-Binh@).
“Tôi đã ly hôn với chồng và hiện sống ở nước ngoài. Để chứng minh tình trạng hôn nhân của mình, tôi trình trích lục bản án của tòa trong nước, có đóng dấu án đã có hiệu lực, song không được chấp nhận. Họ yêu cầu chứng minh ngày án có hiệu lực. Tôi phải làm thế nào?” (bạn đọc sống ở Berlin, Đức).
“Tôi là công dân Việt Nam học tập ở Australia. Tới đây, tôi sẽ tiến đến hôn nhân với một công dân Australia. Vậy thủ tục kết hôn như thế nào, và chúng tôi phải có những giấy tờ gì?” (bạn đọc Tuyet Phuong).
“Tôi được cơ quan cử đi học tại Nhật Bản. Trong thời gian ở đây, tôi và bạn gái quyết định đi đến hôn nhân. Gia đình đôi bên đã đồng ý và gửi đầy đủ giấy tờ. Thế nhưng khi đến đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán Việt Nam thì cán bộ ở đây lại từ chối, với lý do là sợ chúng tôi không về nước công tác. Việc đó có đúng không?” (bạn đọc Quang Anh, Nhật Bản).
“Tôi là người Việt kiều định cư tại Pháp, quốc tịch Pháp và hiện muốn lập gia đình với người Việt Nam. Tôi đã nộp hồ sơ sang sở tư pháp của tỉnh ở Việt Nam, nơi tôi đăng ký kết hôn, cùng với lệ phí kết hôn. Trong thời hạn bao lâu tôi được ký giấy kết hôn. Nếu quá thời hạn này thì có thể khiếu nại ở đâu?” (Bạn đọc ở Pháp).
“Tôi là chủ sở hữu một căn hộ ở tập thể Thanh Xuân Bắc. Con trai tôi lấy vợ ở chung với tôi. Nay gia đình cháu mâu thuẫn, TAND quận Thanh Xuân xử cho ly hôn, nhưng lại cho phép cô vợ ở lại trong căn hộ của tôi. Tôi muốn kháng án vì phán quyết này rất vô lý. Đề nghị VnExpress cho lời khuyên” (Nguyễn Đình Khiêm, Thanh Xuân Bắc, Hà Nội).
“Chúng tôi sống với nhau đã 10 năm. Thỉnh thoảng giữa hai người có bất đồng nhỏ nhưng không trầm trọng đến mức phải ly hôn. Vậy mà chồng tôi cho rằng chúng tôi không hợp nhau và phải chia tay. Nhiều lần anh ấy viết đơn ly hôn sẵn và ép tôi ký. Tôi không đồng ý thì anh ấy đánh đập, hăm dọa. Mới đây, vì quá lo sợ tôi đã ký đơn. Chồng tôi làm vậy có đúng không, tòa có giải quyết không?” (Kim Ngọc, quận 5, TP HCM).