Theo quy định của Luật Cạnh tranh, những trường hợp quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh như so sánh trực tiếp với sản phẩm của đối thủ sẽ bị xử lý. Song, mức phạt 25 triệu đồng được xem là quá nhẹ. Trong khi đó, các hình thức quảng cáo so sánh, nói xấu đối thủ biến tướng ngày một tinh vi hơn.
Tranh cãi giữa các ông "alô" vẫn chưa đạt được thỏa thuận cuối cùng, dù Văn phòng Chính phủ đã đứng ra làm trung gian hòa giải. Giới luật sư cho rằng, mọi việc sẽ dễ dàng khi Luật Cạnh tranh có hiệu lực, và lúc ấy Viettel có quyền kiện VNPT ra tòa nếu họ có đủ bằng chứng.
Luật có hiệu lực từ 1/7 song cả 4 nghị định hướng dẫn vẫn chưa ra đời, trong khi phần lớn các vấn đề vi phạm cạnh tranh đều mới mẻ với VN. Vì vậy, theo Trưởng ban Pháp chế VCCI Trần Hữu Huỳnh, thành viên ban soạn thảo, lo ngại lớn nhất chính là rủi ro phát sinh khi các điều khoản luật đi vào thực tiễn.
Kể từ 1/7, Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực. Bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Quản lý Cạnh tranh (Bộ Thương mại) cho biết, thời gian đầu sẽ tập trung xử lý các vi phạm quy định về chống độc quyền, bán hàng đa cấp, quảng cáo so sánh...
Đó là mức phạt hành chính cao nhất đối với nhóm hành vi này mà ban soạn thảo dự kiến đưa vào Nghị định xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Một buổi tọa đàm dành riêng cho chủ đề Luật Cạnh tranh và dự thảo nghị định sẽ diễn ra vào 6/5 tới tại Khách sạn Continental, TP HCM.
Bắt đầu từ tháng 7, Luật Cạnh tranh chính thức có hiệu lực và được đánh giá là bước tiến quan trọng trong việc tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Bộ Thương mại cũng đang dự thảo nghị định hướng dẫn thực thi luật này.