Cho rằng, chương trình giáo dục hiện hành vượt quá khả năng đáp ứng về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường cũng như khả năng tiếp thu của học sinh, Ủy ban Văn hóa giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng nhất trí về chủ trương đổi mới chương trình, SGK của Bộ Giáo dục.
Nhiều đại biểu Quốc hội và chuyên gia giáo dục lo ngại, khi Bộ GD&ĐT vừa biên soạn, vừa thẩm định sách giáo khoa sẽ thiếu khách quan, không bình đẳng với các đơn vị khác tham gia viết sách.
Bộ GD&ĐT sẽ chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa nhằm tăng tính chủ động trong việc thực hiện chương trình sách giáo khoa mới. Các bộ sách giáo khoa khác nếu đáp ứng tiêu chuẩn đều được khuyến khích lưu hành trong trường học.
Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Nguyễn Minh Thuyết cho rằng việc chính của Bộ GD&ĐT là xây dựng chiến lược phát triển, soạn các văn bản quy phạm pháp luật, chỉ đạo... chứ không phải trực tiếp sản xuất sách giáo khoa.
Bộ GD&ĐT xin rút lại phương án thay đổi về hệ thống giáo dục, tức là giữ nguyên hệ thống giáo dục phổ thông hiện nay.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ GD&ĐT tiếp thu ý kiến đóng góp về một kỳ thi quốc gia chung, nghiên cứu thêm đề xuất một kỳ thi bằng bài thi chuẩn hóa năng lực.
Cho rằng tăng một năm giáo dục cơ bản không giải quyết được vấn đề phân luồng, trong khi giảm một năm THPT lại gây nhiều hệ luỵ, các chuyên gia giáo dục không đồng tình với đề xuất mà Bộ GD&ĐT vừa đưa ra.
Số năm học của mỗi cấp được đề xuất thay đổi theo hướng 10 năm giáo dục cơ bản (5 năm tiểu học, 5 năm THCS) và 2 năm định hướng nghề nghiệp (THPT).
Phó chủ nhiệm ủy ban của quốc hội về giáo dục cho rằng nếu chương trình và sách giáo khoa hiện hành có lỗi gì thì cần được phân tích rõ trước khi ngành đưa ra đề án đổi mới tốn kém.
Do cần hoàn thiện hồ sơ đề án cũng như chờ ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính về kinh phí nên Bộ Giáo dục xin rút việc trình dự thảo ra kỳ họp tới của Quốc hội.
“Khi đại diện Bộ Giáo dục trình bày, Tờ trình không có nội dung về tiền. Con số 34.000 tỷ đồng được nêu lên khi trả lời câu hỏi của các Ủy viên Ban thường vụ Quốc hội. Đó là sai sót đáng tiếc”, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận nói.
Ngày 25/4, Ủy ban Văn hóa, giáo dục Quốc hội sẽ thẩm tra đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa của Bộ Giáo dục. Theo GS Đào Trọng Thi, đề án khả thi, đáp ứng được yêu cầu thì Quốc hội mới thông qua.
Lần đầu trình Thường vụ Quốc hội sáng 14/4, nhưng dự thảo Nghị quyết đổi mới chương trình và sách giáo khoa bị đánh giá là quá sơ sài, không khả thi.
Các môn học sẽ được gom lại, không chạy theo khối lượng tri thức mà tập trung vào khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết công việc hàng ngày. Chương trình học cũng sẽ nhất quán từ lớp 1 đến lớp 12, tránh trùng lặp như hiện nay.