Do ảnh hưởng mưa lũ trong những ngày qua, đoạn đường qua Đakrông, Quảng Trị, bị sạt nhiều chỗ. Một số hạng mục đã thi công như taluy âm, chân cống thoát nước bị xói, taluy dương bị sụt đất. Tổng thiệt hại khoảng 500 triệu đồng.
Sau 3 lần xem xét, ngày 18/10, Hội đồng Thẩm định Nhà nước đã thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đường Hồ Chí Minh, trong đó có đoạn đi qua Vườn quốc gia Cúc Phương. Phương án đi theo tỉnh lộ 437 đã đạt được sự nhất trí ban đầu.
800 m đường bằng bê tông xi măng đầu tiên trên đoạn km 305 đến km 308 thuộc địa phận phía nam thị trấn Khâm Ðức, Quảng Trị, đã được Công ty Công trình giao thông 5 triển khai thi công.
Hôm qua (27/9), Thủ tướng Chính phủ có công điện về việc thi công tuyến đường này, yêu cầu chậm nhất ngày 30/10, UBND các tỉnh có đường Hồ Chí Minh đi qua phải giải quyết xong việc giải phóng mặt bằng.
Thảm bê tông dài 40 km (Km 294+600 - Km 334) từ thị trấn Khâm Đức (Quảng Nam) đến cầu Dakzon (Kon Tum) do Công trường Xây dựng công trình giao thông 576 đảm nhận. Đây là tuyến đường xung yếu nhất, đặc biệt có những đoạn vách núi cao dựng đứng hơn 60 m và điều kiện thời tiết vô cùng khắc nghiệt.
Kỹ sư Hà Đình Cẩn, Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh vừa cho biết như vậy. Cuối năm 2001, đoạn đường dài 930 km này sẽ hoàn thành 80% nền đường, lắp đặt hơn 3.000 cống và hoàn thành cơ bản 19 cầu lớn.
Hôm qua (2/8), tại Hà Nội, trong Hội thảo “Quy hoạch xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh”, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn kiến nghị Chính phủ cần thành lập Ban chỉ đạo quy hoạch xây dựng và khai thác tuyến đường.
Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đã tiến hành được 14 tháng, dù khối lượng công việc thực hiện được rất lớn và tình hình tiến độ thi công đã được cải thiện, nhưng khó khăn mới lại xuất hiện, đó là công tác khai thác và chuẩn bị vật liệu để phục vụ thi công.
Tại cuộc họp giao ban dự án đường Hồ Chí Minh ngày 16/7, Ban Quản lý dự án cho biết, toàn công trường xây dựng đã đạt được khối lượng lớn công việc sau 15 tháng ra quân, trong đó đã hoàn thành 60 chiếc cầu các loại, thực hiện xong 88% công việc giải phóng mặt bằng.
Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh quyết định xây dựng tường chắn sụt ta-luy âm dài 800 m, cao 8 m đoạn qua xã Phước Xuân (Phước Sơn, Quảng Nam) giáp bờ sông Cái, với vốn đầu tư hơn 40 tỷ đồng. Đây là đoạn đường thường bị sạt lở, nhưng không thể xẻ sâu vào núi, ảnh hưởng cột điện đường dây 500 kV Bắc - Nam.
Ở giai đoạn hiện nay, đường HCM sẽ đi qua địa phận của 12 tỉnh từ Hà Tây vào đến Kon Tum. Trong đó, nhiều đoạn phải đi qua những vùng có địa hình bị phân cắt mạnh, nhiều khe lắm suối, cấu trúc địa chất bất lợi và phức tạp. Hơn nữa, tại tuyến đường này, công trình sẽ phải đối mặt với hiện tượng lũ lụt thượng nguồn và sụt lở đất đá...
Ngay đầu tháng 2, 31 đơn vị xây dựng, 20 đơn vị tư vấn thiết kế, 9 đơn vị tư vấn giám sát, 8 ban quản lý khu vực, 36 ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng tỉnh, huyện với trên 10.000 người và hơn 1.800 đầu máy thiết bị đã đồng loạt hoạt động trên hàng trăm đầu mối thi công của đại công trường này.
Đường Hồ Chí Minh do Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 6 (TCTXDCTGT 6) thi công được Thứ trưởng Bộ Giao thông Phạm Quang Tuyến đánh giá là đoạn có tiến độ thi công nhanh và hiệu quả nhất. Tết đã cận kề nhưng khí thế lao động của công nhân trên công trường vẫn rất hăng say.