Hà GiangHai tuyến đường và một tuyến phố mới thuộc TP Hà Giang sẽ được đặt theo tên ba liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Vị Xuyên.
Tăng cường dự báo chiến lược, không để mắc kẹt trong mối quan hệ cạnh tranh giữa các cường quốc... là những bài học lớn.
Rạng sáng 17/2 cách đây tròn 40 năm, Trung Quốc nổ súng xâm lược 6 tỉnh biên giới Việt Nam và gây xung đột kéo dài 10 năm.
Đang bị Mỹ và phương Tây cấm vận, đồng thời đánh Pol Pot ở biên giới Campuchia, Việt Nam tiếp tục đương đầu với cuộc xâm lăng từ phương Bắc.
Cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam, phía Bắc, chủ quyền biển Đông được tóm lược ở sách sử lớp 9 và chi tiết trong sách sử lớp 12.
Tháng 2/1979, sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh luôn trong tình trạng bị cắt liên lạc, an ninh bao vây, cán bộ đi đâu cũng bị theo dõi.
Lãnh đạo Bắc Kinh phán đoán Liên Xô không mạo hiểm huy động lực lượng lớn đánh trả Trung Quốc, dù Việt - Xô quan hệ khăng khít.
Ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền Trung Quốc đã huy động hơn 600.000 quân tấn công xâm lược trên toàn tuyến 6 tỉnh biên giới Việt Nam.
Hơn 300 nhà sử học đầu ngành trong cả nước cùng tham gia biên soạn bộ Quốc sử.
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc được nói đến nhiều hơn trong bộ sử đồ sộ mới công bố với tên gọi chiến tranh xâm lược.
Những người lính già nói về chiến tranh với một thái độ bình thản. Quân thù không làm họ sợ hãi nhưng họ sợ: sự lãng quên ép buộc.
Rạng sáng 17/2/1979, Bắc Kinh bất ngờ ồ ạt xua quân xâm lược biên giới mở màn cho cuộc chiến 30 ngày trên địa bàn 6 tỉnh: Lào Cai, Lai Châu, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh và kéo dài suốt 10 năm sau đó.
Mẹ mất con, vợ mất chồng, con mất cha, tận cùng những nỗi đau ấy là ước vọng chiến tranh sẽ không bao giờ xảy ra.
Không kịp di tản khi quân Trung Quốc tràn sang năm 1979, hơn 40 phụ nữ và trẻ em, có bé mới 8 tháng tuổi ở Tổng Chúp (Cao Bằng) bị sát hại bằng búa và lưỡi lê, thi thể vùi dưới giếng.
Vấp ngã dưới làn đạn pháo chiến trường Vị Xuyên (Hà Giang), trinh sát Trần Văn Sơn không đứng lên được, anh đưa tay định nhấc chân thì phát hiện chân không còn.
Rạng sáng 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa hơn nửa triệu quân cùng hàng nghìn xe tăng, xe cơ giới tràn qua biên giới Việt Nam, đồng loạt tấn công 6 tỉnh phía Bắc từ Pa Nậm Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) trên chiều dài 1.200 km.
Từng tuyệt vọng vì không có con, chỉ muốn chết khi bị tai nạn liệt nửa người, bà Mùi dần tìm lại được động lực sống nhờ tình yêu thương của chồng và gặp lại cô bé năm xưa mình từng cứu.
Tại cầu Tài Hồ Sìn (Hòa An, Cao Bằng), nhiếp ảnh gia Trần Mạnh Thường gặp lại cô bộ đội và em bé trong bức ảnh ông chụp cách đây 37 năm, khi cuộc chiến biên giới phía Bắc nổ ra tháng 2/1979.
"Có ngày quân Trung Quốc bắn 30.000 quả đạn pháo vào Vị Xuyên, có mỏm núi đá bị bạt đến 3m", thiếu tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó tư lệnh Quân khu 2, tham mưu trưởng mặt trận Vị Xuyên thời kỳ 1985 - 1989 kể.
Để bảo vệ Vị Xuyên (Hà Giang) ở biên giới phía Bắc, chín sư đoàn chủ lực cùng nhiều đơn vị bộ đội Việt Nam trực tiếp tham chiến, đẩy lùi sự xâm lấn của quân Trung Quốc.