Bí thư Thành ủy TP HCM yêu cầu trong tháng 7, bốn bãi rác lớn trên địa bàn phải mở cửa định kỳ để người dân vào giám sát.
Bãi rác Đa Phước bị xác định có hàng loạt sai phạm như không xây lắp công trình bảo vệ môi trường, xả nước thải vượt chuẩn ra kênh…
Nhà máy đốt rác bằng năng lượng sét nhân tạo tiêu hủy mỗi ngày 1.000 tấn chất thải rắn và 2.000 tấn chất thải nguy hại vừa được chấp thuận cho đầu tư tại TP HCM.
Gây ô nhiễm môi trường, giá xử lý rác cao làm thiệt hại ngân sách... và hàng loạt nội dung khác vừa được Thanh tra Chính phủ công bố trong quyết định thanh tra đối với Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước.
TP HCM sẽ chi hơn 1.000 tỷ đồng giải phóng mặt bằng và trồng cây xanh cách ly Khu liên hợp xử lý chất thải và nghĩa trang Đa Phước.
Khẳng định ô nhiễm tại bãi rác Đa Phước là nỗi bức xúc của cả người dân và chính quyền, TP HCM gấp rút triển khai các biện pháp khắc phục mùi hôi và quản lý tốt hơn về môi trường.
"Chúng ta nói xây dựng thành phố thông minh nhưng đô thị kẹt xe, ngập nước, hôi hám thế này thì không cách nào thông minh cho được", đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa nói.
Việc Đa Phước muốn trả lại 2.000 tấn rác mỗi ngày bị cho là không có cơ sở pháp lý, TP HCM yêu cầu công ty tiếp tục nhận rác và phải khắc phục tình trạng mùi hôi.
Theo Chánh văn phòng UBND TP HCM Võ Văn Hoan, khi chưa có quyết định từ cấp thẩm quyền thì Công ty VWS vẫn phải tiếp nhận toàn bộ lượng rác như đã cam kết.
Việc Đa Phước đòi trả lại 2.000 tấn rác được các chuyên gia cho là "cố tình gây sức ép" với chính quyền, đây cũng là lời cảnh báo về độc quyền trong xử lý và ảnh hưởng tới an ninh rác của TP HCM.
Sau sự cố gây mùi hôi cho khu Nam Sài Gòn, bãi rác Đa Phước đề nghị chính quyền thành phố cho trả lại 2.000 tấn mỗi ngày mà họ nhận thêm từ cuối năm 2014.
Là thủ phạm gây mùi hôi thối cho khu Nam Sài Gòn, bãi rác Đa Phước được GS.TS Lê Huy Bá ví như "căn nhà đã hỏng, đang sửa chữa chắp vá" và những biện pháp khắc phục đưa ra rất khó khả thi.
Chính quyền TP HCM cho rằng mùi hôi phát tán từ bãi rác Đa Phước đã giảm, song người dân khu Nam Sài Gòn hiện phải dán giấy than hoạt tính vào cửa lưới, xông tinh dầu… để chống chọi với mùi "khủng khiếp" này.
Chánh văn phòng UBND TP HCM khẳng định mùi hôi mà người dân khu Nam Sài Gòn phản ánh bắt nguồn từ khu vực chôn lấp rác và hồ xử lý nước rỉ rác của Đa Phước (huyện Bình Chánh).
Nhận định bãi rác Đa Phước phát sinh mùi hôi ở khu chôn lấp rác và chứa nước thải, Bí thư Thành ủy TP HCM yêu cầu các đơn vị liên quan khắc phục.
TP HCM dự kiến đầu tuần sau báo cáo Thủ tướng nguyên nhân gây mùi hôi khiến người dân khu Nam Sài Gòn khốn khổ.
Từ nơi được xác định là trọng điểm, khu xử lý rác Phước Hiệp bị đóng cửa, còn Đa Phước trở thành nơi xử lý đến 70% rác dù làm TP HCM tiêu tốn nhiều hơn đến 3 triệu USD mỗi năm.
Quảng cáo dùng công nghệ tiên tiến của Mỹ để xử lý rác, song gần 10 năm Đa Phước chỉ chôn lấp và lấy giá cao hơn nhiều so với những nơi khác.
Rác hầu hết chỉ chôn lấp, chưa phân loại để tái chế nhưng giá xử lý lại cao hơn tất cả những nơi khác, Đa Phước đang khiến TP HCM phải chi thêm rất nhiều ngân sách.
Thủ tướng chỉ đạo UBND TP HCM có phương án giải quyết ô nhiễm không khí tại quận 7, huyện Nhà Bè, Bình Chánh, Khu đô thị Phú Mỹ Hưng.