Tôi không cần biết ông ta đã làm gì để các nước khác phải lo ngại, nhưng tôi nhìn vào dân tình đất nước ấy, nghèo đói, lạc hậu, bế quan, tỏa cảng, những người dân đôi khi phải "ra đi" hay "chạy trốn". Tôi nghĩ CHDCND Triều Tiên là nước duy nhất áp dụng chính sách bế quan tỏa cảng trên thế giới ngày nay.
Tôi thì rất đồng ý với bạn Khai Tam. Thế giới này sẽ chẳng bao giờ có hoà bình, vì sao ư? Bởi con người ta không bao giờ hết tham vọng, có tham vọng mới có tiến bộ. Tại sao các nước phương tây luôn giàu có và luôn luôn đi trước những phần còn lại của thế giới?
Saddam không rời bỏ Iraq mà ở lại chấp nhận chiến tranh chẳng phải vì ông ta là một anh hùng, mà chỉ vì ông ta đang cố níu quyền lực và không nỡ rời bỏ những gì mình đã tạo dựng suốt bao nhiêu năm. Saddam Hussein không thể mang tới cho dân tộc mình sự ấm no, hạnh phúc cho nên việc lật đổ ông ta là hệ quả tất yếu.
Đó là chúng ta phải nhạy bén khôn khéo nhưng đồng thời cũng phải lo cường thân, xây dựng quân đội vững mạnh. Phải tránh đối đầu trong điều kiện Mỹ quá mạnh, phải biến thù thành bạn. Điều cơ bản nhất là đừng biến ta thành mục tiêu kế tiếp, mà biến ta thành người bạn kế tiếp của họ.
Thời gian qua đi, càng ngày người ta càng thấy rằng cuộc chiến Iraq đã thực sự xảy ra từ rất lâu trước khi quả bom đầu tiên được ném xuống Baghdad. Theo tôi, tổng thống Bush đánh Iraq không phải vì dầu lửa, hay vũ khí huỷ diệt như ông ta tuyên bố, mà bởi Bush tin rằng Saddam Hussein là mối nguy hiểm cần loại bỏ.
Những kẻ cuồng tín giấu mặt, căm thù nước Mỹ bằng cách hủy diệt nhân loại hòng đạt được mưu đồ của chúng, phải được đưa ra ánh sáng để bị trừng trị. Vẫn biết rằng mọi người trên thế giới đều mong muốn có hòa bình nhưng một hòa bình vẫn thường trả giá bằng những cuộc chiến.
Tôi đồng ý với quan điểm của bạn Khai Tâm về ông Hussein, nhưng bạn không nên đánh đồng Hussein và nhân dân Iraq. Cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Iraq hiện nay là chính nghĩa, và nó nói lên khát vọng, trước hết là khát vọng độc lập, tự do, sau đó mới đến khát vọng dân chủ, chính đáng của nhân dân Iraq.
"Nhiệm vụ của những người lãnh đạo đất nước là phải làm cho dân tộc hùng mạnh", điều này quá tuyệt vời nếu một dân tộc hùng mạnh theo đúng nghĩa của nó. Thử hỏi người tiền nhiệm của Bush có làm cho nước Mỹ hùng mạnh không? Các nhà lãnh đạo Trung Quốc, Nga đâu cần sử dụng đến vũ lực, đâu có gây chiến với quốc gia nào.
Tôi muốn nói với bạn Khải Tâm là "Cá lớn nuốt cá bé" không phải là quy luật đối với loài người văn minh, như VN đã không để cá lớn nuốt vậy thôi. Tôi nghĩ rằng Saddam Hussein đã rất dũng cảm nên mới đương đầu với Mỹ.
Nếu bạn là tổng thống của nước Mỹ, bạn sẽ đánh Iraq không? Tiến hành chiến tranh Iraq, Bush diệt trừ được hiểm hoạ cho người Mỹ và cho cả thế giới, cho các công ty của Mỹ được tiền đầu tư để xây lại đất nước Iraq bằng việc bán dầu lấy tiền.
Chính trị thế giới hiện nay là đơn cực và chúng ta phải sống và chấp nhận điều đó khi chúng ta chưa thể làm gì để thay đổi nó. Thật đau lòng thay khi chúng ta phải nhìn cảnh cựu tổng thống của một nước bị quân lính nước khác bắt đi và trưng ra trước toàn thế giới trong một tình cảnh vô cùng nhục nhã.
Nếu được chọn người có ảnh hưởng nhất thế giới tôi sẽ chọn chủ tịch đương nhiệm của Bắc Triều Tiên, ông Kim Châng In. Con người này đã làm gì? Ông là chủ một quốc gia nhỏ trên bàn cờ thế giới, thế nhưng Mỹ, Trung Quốc, Nga đều phải tới thuyết phục ông, ngồi nói chuyện với ông một cách lịch sự và tôn trọng lẫn nhau, chứ không phải là kiểu "cá lớn nuốt cá bé".
Qua bài viet của ban Khai Tam tôi thấy rất là mâu thuẫn "Cá lớn nuốt cá bé" , nói đúng hơn là " Ỷ đông hiếp cô". Một siêu cường quốc như Mỹ mà phải sử dụng đến chiêu như thế này sao?
Tôi ngạc nhiên khi bạn cho rằng cuộc chiến này của ông Bush là cần thiết để đem lại cho nhân dân Iraq hạnh phúc và dân chủ. Chẳng lẽ hạnh phúc là khi người thân bị bom đạn giết chết, nhà cửa tài sản bị phá hủy, mối đe dọa từ bom đạn có chứa uranium nghèo của lính Mỹ sẽ kéo dài hàng thế hệ?
Chuyện bạn Khai Tam ủng hộ Bush chỉ là mang tính cá nhân cũng giống như không ít người hâm mộ Hitler, họ có lý do của họ. Bạn hoàn toàn đúng khi nói Bush là người có ảnh hưởng nhất thế giới. Song ảnh hưởng thế nào mới là điều quan trọng. Một điều chắc chắn là thế giới thanh bình hơn nhiều nếu không có Bush và những kẻ ủng hộ ông ta.
Cá nhân tôi không thích Saddam Hussein vì sự chuyên quyền, độc đoán của ông ta, nhưng tôi cũng không ủng hộ ông Bush trong việc dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Iraq. Lịch sử thế giới đã chứng minh còn nhiều phương cách khác không phải là chiến tranh đã đem lại tự do no ấm cho một quốc gia.
Nhiều người cho rằng Tổng thống Mỹ Bush là diều hâu, nguy hiểm. Tôi thì cho rằng đó là quy luật tự nhiên mà thôi. "Cá lớn nuốt cá bé" vẫn là quy luật của muôn đời, không có Mỹ thì có một nước nào đó... vì kẻ mạnh vẫn thường áp đặt những kẻ yếu.
Thực ra Saddam không thể ngăn cản đươc cuộc xâm lược của Mỹ, cho dù ông ta có từ chức, tị nạn chính trị ở nước ngoài, vì chiến lược của Mỹ là phải thay chế độ Saddam bằng một chế độ thân Mỹ, để từ đó Mỹ gắn lợi ích quốc gia vào khu vực và cũng là để khống chế khu vực.
Tôi sử dụng câu nói "Tổng thống Bush là Tổng thống Mỹ nguy hiểm nhất thế giới" của nhà lãnh lạo phe đối lập Australia Mark Lathem để làm tiêu đề cho bài viết này. Tôi không phủ nhận ông Bush là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của năm 2003, nhưng nổi tiếng như thế nào lại là vấn đề đáng phải xem xét.
Tôi đã đọc bài của bạn Nguyễn Thành, bạn nhận định tương đối sát về chính sách diều hâu của chính quyền Bush. Tuy nhiên, tôi cho rằng chúng ta sẽ trở thành ngây thơ khi nhận định chính quyền Bush sẽ không tấn công Iraq nếu Saddam Hussein từ chức và chấp nhận sống lưu vong.