Lộn xộn, ồn ào, huyên náo ở nơi công cộng từ lâu đã là những đặc điểm dễ thấy của người Việt. Nó không còn là thói quen, tính cách hay sở thích của một vài cá nhân, mà đã trở thành nguy cơ ô nhiễm tiếng ồn. Nâng cao ý thức, cư xử phù hợp nơi công cộng là mấu chốt để góp phần giải quyết thực trạng này.
Tôi xin kể cho các bạn nghe về câu chuyện về những người lớn ồn ào mà chính mình từng gặp phải:
Hôm đó, tôi đứng đợi thang máy lên văn phòng thì gặp một nhóm người toàn là nam giới, tầm 35-45 tuổi. Họ mặc đồng phục áo kẻ sọc, tôi đoán của một công ty nước ngoài nào đó cùng tòa nhà. Khi thang máy mở, mọi người bên trong cùng nhau đứng gọn vào xung quanh, để có đủ chỗ cho 10 người đàn ông trưởng thành kia tiến vào.
Sau khi khó khăn sắp xếp vài chục giây để vào hết thang máy, mấy người kia bắt đầu cười nói ồn ào. Thấy khó chịu vì tiếng ồn trong không gian hẹp, tôi mới mở lời nhắc nhờ: "Các anh làm ơn trật tự đi ạ". Nghe vậy, một người đàn ông trong nhóm quay lại tôi và đáp trả với giọng hằn học: "Muốn nhắc cũng phải nhắc cho lịch sự".
>> Mua máy đo tiếng ồn để đối phó hàng xóm hát karaoke ồn ào
Có lẽ tôi bất lịch sự quá chăng khi yêu cầu các anh trật tự trong thang máy? Tôi nói lại với họ rằng: "Vâng, các anh lịch sự". Thấy thái độ gay gắt của tôi, họ cũng cùng đành im lặng. Mãi đến khi cửa thang máy mở, họ đi ra khỏi thang và bắt đầu rổn rảng mấy câu về tôi: "Khó thở quá nên thế khó ở", "ăn nói bất lịch sự"... rồi họ lại quay sang cười với nhau sang sảng.
Đó là trải nghiệm chẳng mấy vui vẻ của tôi và có lẽ cũng là của họ khi hai luồng tư tưởng không gặp nhau. Họ cho rằng mình có quyền được nói lớn tiếng, được nói sau lưng người khác. Nói chung xã hội là vậy, thôi thì cứ để họ tự trải nghiệm chứ thân gái như tôi chắc chẳng nên đanh đá, ghê gớm quá làm gì.
- Những khách Việt ồn ào ở resort
- Mệt mỏi vì những người vào viện thăm bệnh nhân ồn ào, lộn xộn
- Những người 'ra quán là phải ồn ào'
- Tôi phát điên vì bị hàng xóm 'tra tấn' tiếng ồn
- Bao giờ người Việt bớt ồn ào?
- Bất lực vì tiếng ồn trong chung cư văn hóa