Thứ bảy, 21/12/2024
Thứ ba, 19/12/2017, 17:00 (GMT+7)

Xu hướng phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam

Diện tích nuôi trồng hữu cơ trên cả nước đã tăng gấp 6 lần trong 8 năm, thu hút nông dân và doanh nghiệp tại 33 tỉnh thành tham gia.

ng nghiệp hữu đang là xu hướng trên thế giới. Năm 2000, quỹ đất cho nông nghiệp hữu cơ vào khoảng 14,9 triệu ha trên toàn thế giới, doanh thu bán lẻ 17,9 tỷ USD. Sau 15 năm, diện tích canh tác hữu cơ tăng lên 50,9 triệu ha (gấp 4 lần), trong khi giá trị tăng đến 81,6 tỷ USD (gấp 5 lần). Bắc Mỹ và châu Âu là hai khu vực có doanh số bán lẻ cao nhất, theo khảo sát năm 2017 của FiBL, AMI.

Việt Nam cũng nằm trong 170 quốc gia có mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên thế giới. Từ năm 2007 đến 2015, diện tích canh tác và nuôi trồng hữu cơ trên cả nước tăng từ 12.120 ha lên 76.666 ha, nhanh hơn tốc độ trung bình toàn cầu.

Phát biểu tại Diễn đàn quốc tế "Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam - Phát triển và hội nhập", ông Lê Huy Ngọ - nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã chỉ rõ vai trò của phương pháp hữu cơ trong việc tái cơ cấu và đổi mới nông nghiệp ngày nay.

"Nông nghiệp hữu cơ sẽ đáp ứng được nhu cầu cấp bách về lương thực an toàn, nhu cầu xuất khẩu để tăng giá trị sử dụng đất đai và nâng cao thu nhập cho người dân", ông Lê Huy Ngọ nhấn mạnh

polyad

Diễn đàn quốc tế "Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam - Phát triển và hội nhập" tổ chức ngày 15-16/12 tại Hà Nội thu hút hơn 400 đại biểu tham gia.

Tại diễn dàn, các chuyên gia cũng điểm lại những cột mốc đáng nhớ của nền nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam. Bắt đầu từ những năm 90, một số tổ chức phi chính phủ đã đến Việt Nam nghiên cứu, đầu tư các dự án hữu cơ. Dự án của CIDCE tại Tức Tranh, Phú Lương, Thái Nguyên; các công ty sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hữu cơ như Ecolink, Hanoi Organic ra đời... là những bước đi đầu tiên thúc đẩy chè, rau quả hữu cơ phát triển.

Đến năm 2004, nhiều nhóm nông dân tại Lào Cai, Tuyên Quang, Hòa Bình… được tiếp cận và thực hành nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nhờ tham gia dự án của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp cùng Tổ chức Phát triển Nông nghiệp châu Á của Đan Mạch (ADDA).

Dự án cho ra đời những nhóm nông dân đời đầu, tiên phong sản xuất rau hữu cơ ở Lương Sơn - Hòa Bình, Thanh Xuân - Sóc Sơn, Hà Nội; chè shan tuyết tại Bắc Hà, Lào Cai; cam Hàm Yên, Tuyên Quang...

Từ những bước đi ban đầu, các mô hình khác dần mọc lên theo quy mô hợp tác xã, nhóm nông dân. Hiện, cả nước ghi nhận có 33 trên 63 tỉnh thành sở hữu các mô hình trồng trọt và chăn nuôi thủy sản theo hướng hữu cơ.

Trong đó, Bến Tre là địa phương có diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ lớn nhất cả nước với hơn 3.050 ha, chủ yếu trồng dừa. Ninh Thuận đứng thứ hai với nông sản chủ lực là nho, táo.

polyad

Người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến các sản phẩm hữu cơ.  

Việt Nam hiện công nhận hai mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ chính, của doanh nghiệp tư nhân và nhóm hộ nông dân.

Trong đó, nhóm doanh nghiệp tư nhân chủ yếu áp dụng các tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế để sản xuất sản phẩm xuất khẩu và phục vụ nhu cầu tại các thành phố lớn. Nhóm hộ nông dân sản xuất theo hệ thống đảm bảo cùng tham gia (PGS) phục vụ cho lượng tiêu dùng nhỏ trong nước.

Tại miền Nam, Công ty Viễn Phú là một trong những đơn vị tiên phong trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ với 180ha trồng lúa xen cá, 40ha thủy sản tập trung, 80ha rau củ tại Cà Mau. Doanh nghiệp đã xuất khẩu gạo hữu cơ đi Nga, Canada, Singaore, HongKong; cá hữu cơ đưa sang thị trường Đức.

Sau 10 năm thành công, ông Võ Minh Khải - Tổng giám đốc Viễn Phú cho biết, doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với các thách thức về đất đai, tín dụng, chính sách hỗ trợ, nguyên liệu đầu vào cũng như kỹ thuật ngăn chặn nhiễm bẩn chéo trong nông nghiệp hữu cơ.  

polyad

Đàn bò sữa chăn nuôi hữu cơ tại Nghệ An của Tập đoàn TH.

Ở miền Trung, Tập đoàn TH cũng đang áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ quốc tế của Mỹ và châu Âu tại trang trại rau FVF (14,7ha) và trang trại dược liệu TH (20ha), huyện Nghĩa Đàn, huyện Yên Thành, Nghệ An.

Ngày 17/12/2015, doanh nghiệp gặt hái những thành tựu bước đầu khi được Control Union đã cấp chứng nhận hữu cơ USDA-NOP và EC 834/2007 cho 37 loại rau sạch và 5 loại thảo dược của TH. Gấc, rau má, lạc tiên, lá và quả hồng hữu cơ đã được doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ để chế biến dòng sản phẩm thức uống thảo dược Total Happiness Naturals mang thương hiệu TH.

Năm 2016, tập đoàn cũng đưa vào vận hành trang trại chăn nuôi bò sữa hữu cơ lớn nhất Việt Nam với số lượng 1.000 con. Để có nguồn thức ăn chuẩn cho bò, tập đoàn đã đầu tư 328 ha đồng cỏ và ngô hữu cơ tại tỉnh Nghệ An.

Đến tháng 9/2017, sữa tươi hữu cơ TH true Milk Organic đã được bình chọn là "Sản phẩm mới xuất sắc nhất 2017" tại Triển lãm Thực phẩm Quốc tế tổ chức ở Nga. "Giải vàng sản phẩm tiêu biểu của năm" được trao cho sản phẩm TH true Herbal bởi nguyên liệu thảo dược thiên nhiên, tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, bà Thái Hương - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH cho biết, Việt Nam vẫn thiếu bộ tiêu chuẩn quốc gia đánh giá hữu cơ để giúp minh bạch thông tin sản phẩm, gây dựng niềm tin với người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hữu cơ trên thị trường và hội nhập quốc tế.

Trong suốt 2 ngày tổ chức diễn đàn quốc tế, nhiều ý kiến của đại biểu được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm hoàn thiện đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2018-2025. Trong đó có bộ chứng nhận organic, tỷ lệ nông nghiệp hữu cơ phù hợp, ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này...

Giang Tạ

Chia sẻ bài viết qua email