"Quy trình đưa đón học sinh đương nhiên là điều bắt buộc phải có. Nhưng các nhà quản lý cũng cần tạo một môi trường tốt để quy trình đó được hiệu quả nhất. Là một người có kinh nghiệp lái xe đưa đón học sinh mỗi ngày 45 km, tôi xin chia sẻ một vài điều từ công việc thực tế của mình:
Thông thường, những người có tuổi hoặc bị hạ giấy phép lái xe từ hạng E xuống hạng D, độ tuổi 55, sẽ không được chạy xe trên 29 chỗ. Thế nên, có thể chọn những người này chạy xe đưa đón học sinh, công nhân. Lý do là họ có kinh nghiệm, tay nghề là rất tốt , tâm tính điềm đạm, tinh thần trách nhiệm cao. Ngoài ra, mức lương mặt bằng chung cho tài xế ở dạng này chỉ vào khoảng 260.000 đồng một ngày (nghỉ ngày nào không có lương ngày đó).
Trong khi đó, các tài xế trẻ thường không thể sống được với mức lương như vậy nên họ bắt buộc phải chạy thêm tua ngoài (hoặc xe hợp đồng chạy đưa đón xong lại quay về chạy tua). Đây là lý do có thể phát sinh các yếu tố liên quan đến trách nhiệm của người tài xế không được đảm bảo.
Không thể nói lái xe đưa đón học sinh là công việc nhàn hạ được vì làm việc liên tục ca sáng từ 5-8h và ca chiều từ 16-19h. Với áp lực lớn hơn đối với xe đưa đón người lớn, tài xế xe đưa đón học sinh chỉ cần phanh gấp thôi thì ngay ngày mai đã bị phụ huynh phản lên ban giám hiệu và có thể phải nghỉ việc. Thế nên, công việc này rất cần những người có sự kỷ luật và điềm tĩnh.
>> Ngăn bỏ quên học sinh trên xe đưa đón chỉ bằng một nút bấm
Còn về phần trách nhiệm, nên quy định rõ ràng cho từng vị trí. Hợp đồng hiện nay thường quy định lái xe hỗ trợ quản sinh, nhưng theo tôi điều này nên bỏ. Thay vào đó, hãy gắn trách nhiệm này cho một bên thứ ba. Ví dụ, khi xe về đến trường, nhà trường có thể bố trí một ban quản sinh lên kiểm tra từng xe một. Phát hiện sai đến đâu thì xử lý đến đó bởi nó liên quan đến tính mạng con người nên không thể chung chung được.
Ít nhân nên phân công nhóm hai quản sinh trực và kiểm tra từng xe một khi đã trả hết học sinh. Nhóm nào sai xử lý nhóm đó. Điều này khiến những người liên quan phải đặt trách nhiệm lên hàng đầu. Trên đây là vài chia sẻ của tôi để các bạn biết thêm về công việc này".
Đó là quan điểm của độc giả Hạ Long Hiệp sau vụ việc bé trai 5 tuổi ở trường Mầm non tư thục Hồng Nhung 2 bị bỏ quên 11 tiếng trên xe, tử vong. Lãnh đạo tỉnh Thái Bình sáng 30/5 cũng yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các nhà trường có dịch vụ đưa đón học sinh phải xây dựng và thực hiện nghiêm quy trình đưa đón, có sự thống nhất giữa ba bên: trường, nhà cung cấp dịch vụ và phụ huynh.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
- Trách nhiệm hội phụ huynh từ vụ ba học sinh rơi khỏi ôtô
- Ba dấu hỏi vụ 3 học sinh rơi từ ôtô đang chạy
- Tư chất của người giáo viên mầm non
- Giáo viên mầm non 'việc nặng, lương thấp'
- Trường mầm non lắp camera, sao giáo viên tiểu học không muốn?
- Lắp camera làm gì khi cô đánh trò mà trường không biết?