Tại sao phải học khi 'nhiều người giỏi vẫn thất nghiệp'?
'Người giỏi sẽ không bao giờ sợ thất nghiệp, chỉ có người lười, học vẹt và giỏi kiểu thành tích nhưng trong đầu rỗng tuếch mới không được trọng dụng'.
"Nhiều người thất nghiệp dù học rất giỏi, nhiều bằng cấp. Trong khi việc học lý thuyết trên trường lớp quá lý thuyết, không thấy áp dụng vào thực tế. Vậy tại sao chúng ta vẫn phải học nhiều?" - đó là suy nghĩ của phần lớn các bạn trẻ đang ở độ tuổi học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều độc giả VnExpress bày tỏ:
Tôi ngày xưa cũng chỉ học ở mức trung bình và rất lười học. Tôi cũng không yêu đương hay ham chơi gì cả, chỉ là không thể tập trung học bài quá 15 phút. Tôi chán học nên cứ nghĩ học tới đâu hay tới đó. Khi học xong lớp 12, tôi vẫn cố học tiếp và cũng trúng tuyển vào một trường cao đẳng với chuyên ngành bản thân không thích lắm. Gia đình tôi không hề ủng hộ vì nhà cũng khá khó khăn. Bạn bè tôi đều đi làm công nhân hết. Giờ đây, tôi đã tốt nghiệp và đã đi làm. Tôi không hề nghĩ mình có thể đậu cao đẳng, cũng không ngờ mình học xong lại có việc làm như vậy.
Đôi khi nhận ra mình thiếu kỹ năng gì đó, tôi lại tự hỏi sao ngày xưa mình không chịu học, chăm chỉ hơn một chút, có lẽ giờ đã thành công hơn rồi. Khi ra ngoài làm việc, bạn mới thấy nhiều người học cao, hiểu rộng hơn mình nhiều. Để có được điều đó, họ đã phải đánh đổi bằng những năm tháng đèn sách, thời điểm mà bạn còn bị lay động bởi suy nghĩ không chịu học, bỏ bê sách vở. Tôi hiểu ra rằng, không có gì tốt hơn việc học, học gì cũng được, miễn bạn cảm thấy thích, để mai sau có một con đường đi phù hợp cho cuộc đời mình.
Nhiều bạn lý luận rằng có không ít người có bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp. Nhưng đó là các bạn chưa thấy số người không có bằng cấp còn thất nghiệp nhiều gấp trăm lần. Hoặc họ có việc làm nhưng phải lao động chân tay vất vả, làm việc suốt 10, 12 tiếng trong các khu công nghiệp gò bó với đồng lương rẻ mạt. Thất nghiệp hay không không phải chỉ ở tấm bằng. Có bằng cấp rồi, ra đời bạn còn phải phấn đấu rất nhiều. Ai buông bỏ sớm sẽ coi như thất bại. Tấm bằng chính là điều kiện cần để có thành công (số người không bằng cấp mà vẫn thành đạt chỉ là thiểu số).
Nhiều bạn cho rằng kiến thức học trong nhà trường chỉ là lý thuyết sáo rỗng. Nhưng bạn nên nhớ, trường phổ thông không dạy bạn kiến thức ứng dụng, mà là dạy khoa học cơ bản. Khi lớn hơn, bạn sẽ hiểu nó là kết tinh của nhân loại, phải qua hàng trăm nghìn năm đúc kết mới có được những kiến thức để viết ra quyển sách giáo khoa đơn sơ đó.
Bạn không thấy nó có tính ứng dụng vì chưa đủ tầm để nhìn thấy những ứng dụng của chúng mà thôi (hầu như ai cũng vậy). Nhưng, ngay cả khi bạn chưa hiểu tính ứng dụng của những thứ như đạo hàm, thì ít nhất khi giải đạo hàm, bạn cũng đang học cách tư duy, giống như bài tập thể dục cho bộ não vậy. Bạn có biết sao làm bác sĩ phải đỗ 27-30 điểm không? Trong khi đó, chắc gì họ đã dùng hết kiến thức của ba môn thi đó. Câu trả lời là số điểm đó thể hiện tư duy hơn người của họ.
Nhiều người chán học vì không thấy được ý nghĩa của việc học. Họ bỏ đi làm công nhân may, và thời gian làm công nhân đó làm họ sáng mắt ra. Họ hiểu không có học vất vả thế nào? Do đó, hãy quay lại, tập trung vào việc học ngay khi còn có thể và đỗ điểm cao trước khi viết tiếp tương lai của mình.
Vấn đề của nhiều bạn trẻ là "chưa biết cách giải quyết vấn đề" chứ không phải "học hành không có ý nghĩa gì".
Bạn không nên biện minh rằng "học không biết để làm gì?" vì chúng ta đã có xã hội học tập qua hàng ngàn năm. Việc học đã được mặc định là định hướng của nguồn lao động xã hội, không cần phải chứng minh nữa. Những người không lấy bằng đại học mà vẫn thành công như Bill Gates, Henry Ford, Dell... là có thật, nhưng suy nghĩ bắt chước họ là điều không thực tế chút nào, vì họ có dấu hiệu của phẩm chất thiên tài, có thể nhìn thấy từ khi còn nhỏ.
Họ học rất giỏi và có kỹ năng nhưng không theo học nữa, chứ không phải là họ không học được nên bỏ học, đây là điểm khác biệt.
Số đông học sinh, sinh viên đều cho rằng học chẳng áp dụng được gì? Họ chê việc học toàn lý thuyết, nặng nề tính hàn lâm, nhiều người học giỏi vẫn thất nghiệp... Nói chung, người đã chán học sẽ có đủ lý do để ngụy biện. Còn ai thích học cũng sẽ có đủ lý do chứng minh hiệu quả. Do đó, các bạn đừng nhìn những tiêu cực xung quanh, hãy nhìn những người nghèo cố vượt khó, học hành để thoát nghèo. Đó mới là những tấm gương tốt. Rất nhiều người giàu có nổi tiếng tại Việt Nam xuất thân từ nghèo khó, nhưng họ học rất giỏi.
Cái mà nhiều bạn kêu lý thuyết nặng nề, lại chính là nền tảng để phát triển. Ví dụ, bạn học kỹ môn Ngữ pháp tiếng Việt, sau này bạn sẽ viết lưu loát hơn người không học gì. Bạn học bốn phép tính cơ bản vốn bị coi là lý thuyết nhưng chúng sẽ dạy bạn các môn tự nhiên sau này. Khi nào ra đời, bạn sẽ hiểu rõ logic và ý nghĩa của việc học.
Tôi chưa thấy có ai xung quanh mình "thất nghiệp dù học rất giỏi" cả. Những người như vậy có thể không thực sự giỏi, hoặc họ chỉ giỏi khi học tiểu học thôi. Bạn đừng nghĩ việc học là không quan trọng. Điểm số có thể không quan trọng nhưng việc học là con đường ngắn và dễ dàng nhất để trưởng thành.
Những kiến thức mà bạn học có thể không thực tiễn (hoặc chưa thấy được tính ứng dụng của nó) bởi đó chỉ giống như các bài tập rèn luyện thể chất cho bộ não của mình thôi. Sau này, khi có điều kiện học lên cao hơn, bạn mới thấy những bài "rèn luyện" đó làm cho bộ não của mình "khỏe" tới nhường nào. Tôi nghĩ rằng việc học quan trọng nhất là sự tập trung và khả năng tự tạo cảm hứng cho mình.
1. Bạn thấy việc học là lý thuyết: nhưng ở tuổi đó, bạn học thực hành kiểu gì và làm được việc gì được nếu không trải qua lý thuyết? Đây là tiền đề để tư duy và chuẩn bị cho một số ngành học sau này.
2. "Nhiều người giỏi thất nghiệp": Người giỏi sẽ không bao giờ sợ thất nghiệp. Chỉ có người lười, người học vẹt và "giỏi" kiểu thành tích rỗng mới thất nghiệp.
3. Bạn chưa xác định được mục tiêu, ngành học: Vậy bạn có thể xem xét về năng khiếu, sở thích của mình. Ví dụ, bạn vụng về tay chân nhưng lại giỏi quan sát chuyên sâu và tập trung cao độ thì có thể chọn một số ngành nghiên cứu khoa học. Còn nếu bạn có thiên hướng thích cái đẹp, hình khối, có nhiều ý tưởng... có thể học về ngành kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật... Do đó, phải phân tích và hiểu mình trước.
Việc học, từ trường lớp hay từ xã hội cũng đều là quá trình mỗi ngày, phải học cả đời. Không ai nhồi nhét một vài ngày mà thành thông thái cả. Vậy nên, bạn không cần phải nôn nóng nắm bắt nhiều kiến thức xã hội ngay bây giờ, cứ mỗi ngày trải qua một vài việc, tự khắc sẽ trưởng thành. Hãy rèn luyện lý trí của mình để quyết tâm vào việc hoàn thành chương trình học phổ thông trước. Sau đó, cho dù bạn học nghề hay đại học... cũng đều tốt cả, miễn là bạn tin nó phù hợp với mình (và nhớ giữ quan điểm). Càng về già, học càng chậm tiêu, tiếp thu càng khó (kinh nghiệm xương máu), nên hãy học những thứ cần thiết khi còn trẻ.
"Nhiều người thất nghiệp dù học rất giỏi, nhiều bằng cấp. Trong khi việc học lý thuyết trên trường lớp quá lý thuyết, không thấy áp dụng vào thực tế. Vậy tại sao chúng ta vẫn phải học nhiều?" - đó là suy nghĩ của phần lớn các bạn trẻ đang ở độ tuổi học sinh, sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều độc giả VnExpress bày tỏ:
Tôi ngày xưa cũng chỉ học ở mức trung bình và rất lười học. Tôi cũng không yêu đương hay ham chơi gì cả, chỉ là không thể tập trung học bài quá 15 phút. Tôi chán học nên cứ nghĩ học tới đâu hay tới đó. Khi học xong lớp 12, tôi vẫn cố học tiếp và cũng trúng tuyển vào một trường cao đẳng với chuyên ngành bản thân không thích lắm. Gia đình tôi không hề ủng hộ vì nhà cũng khá khó khăn. Bạn bè tôi đều đi làm công nhân hết. Giờ đây, tôi đã tốt nghiệp và đã đi làm. Tôi không hề nghĩ mình có thể đậu cao đẳng, cũng không ngờ mình học xong lại có việc làm như vậy.
Đôi khi nhận ra mình thiếu kỹ năng gì đó, tôi lại tự hỏi sao ngày xưa mình không chịu học, chăm chỉ hơn một chút, có lẽ giờ đã thành công hơn rồi. Khi ra ngoài làm việc, bạn mới thấy nhiều người học cao, hiểu rộng hơn mình nhiều. Để có được điều đó, họ đã phải đánh đổi bằng những năm tháng đèn sách, thời điểm mà bạn còn bị lay động bởi suy nghĩ không chịu học, bỏ bê sách vở. Tôi hiểu ra rằng, không có gì tốt hơn việc học, học gì cũng được, miễn bạn cảm thấy thích, để mai sau có một con đường đi phù hợp cho cuộc đời mình.
Hằng Nga
Nhiều bạn lý luận rằng có không ít người có bằng đại học nhưng vẫn thất nghiệp. Nhưng đó là các bạn chưa thấy số người không có bằng cấp còn thất nghiệp nhiều gấp trăm lần. Hoặc họ có việc làm nhưng phải lao động chân tay vất vả, làm việc suốt 10, 12 tiếng trong các khu công nghiệp gò bó với đồng lương rẻ mạt. Thất nghiệp hay không không phải chỉ ở tấm bằng. Có bằng cấp rồi, ra đời bạn còn phải phấn đấu rất nhiều. Ai buông bỏ sớm sẽ coi như thất bại. Tấm bằng chính là điều kiện cần để có thành công (số người không bằng cấp mà vẫn thành đạt chỉ là thiểu số).
Nhiều bạn cho rằng kiến thức học trong nhà trường chỉ là lý thuyết sáo rỗng. Nhưng bạn nên nhớ, trường phổ thông không dạy bạn kiến thức ứng dụng, mà là dạy khoa học cơ bản. Khi lớn hơn, bạn sẽ hiểu nó là kết tinh của nhân loại, phải qua hàng trăm nghìn năm đúc kết mới có được những kiến thức để viết ra quyển sách giáo khoa đơn sơ đó.
Bạn không thấy nó có tính ứng dụng vì chưa đủ tầm để nhìn thấy những ứng dụng của chúng mà thôi (hầu như ai cũng vậy). Nhưng, ngay cả khi bạn chưa hiểu tính ứng dụng của những thứ như đạo hàm, thì ít nhất khi giải đạo hàm, bạn cũng đang học cách tư duy, giống như bài tập thể dục cho bộ não vậy. Bạn có biết sao làm bác sĩ phải đỗ 27-30 điểm không? Trong khi đó, chắc gì họ đã dùng hết kiến thức của ba môn thi đó. Câu trả lời là số điểm đó thể hiện tư duy hơn người của họ.
Nhiều người chán học vì không thấy được ý nghĩa của việc học. Họ bỏ đi làm công nhân may, và thời gian làm công nhân đó làm họ sáng mắt ra. Họ hiểu không có học vất vả thế nào? Do đó, hãy quay lại, tập trung vào việc học ngay khi còn có thể và đỗ điểm cao trước khi viết tiếp tương lai của mình.
Hà Nấm
Vấn đề của nhiều bạn trẻ là "chưa biết cách giải quyết vấn đề" chứ không phải "học hành không có ý nghĩa gì".
Bạn không nên biện minh rằng "học không biết để làm gì?" vì chúng ta đã có xã hội học tập qua hàng ngàn năm. Việc học đã được mặc định là định hướng của nguồn lao động xã hội, không cần phải chứng minh nữa. Những người không lấy bằng đại học mà vẫn thành công như Bill Gates, Henry Ford, Dell... là có thật, nhưng suy nghĩ bắt chước họ là điều không thực tế chút nào, vì họ có dấu hiệu của phẩm chất thiên tài, có thể nhìn thấy từ khi còn nhỏ.
Họ học rất giỏi và có kỹ năng nhưng không theo học nữa, chứ không phải là họ không học được nên bỏ học, đây là điểm khác biệt.
Phuong Hoang
>> 'Học đại Đại học'
Số đông học sinh, sinh viên đều cho rằng học chẳng áp dụng được gì? Họ chê việc học toàn lý thuyết, nặng nề tính hàn lâm, nhiều người học giỏi vẫn thất nghiệp... Nói chung, người đã chán học sẽ có đủ lý do để ngụy biện. Còn ai thích học cũng sẽ có đủ lý do chứng minh hiệu quả. Do đó, các bạn đừng nhìn những tiêu cực xung quanh, hãy nhìn những người nghèo cố vượt khó, học hành để thoát nghèo. Đó mới là những tấm gương tốt. Rất nhiều người giàu có nổi tiếng tại Việt Nam xuất thân từ nghèo khó, nhưng họ học rất giỏi.
Cái mà nhiều bạn kêu lý thuyết nặng nề, lại chính là nền tảng để phát triển. Ví dụ, bạn học kỹ môn Ngữ pháp tiếng Việt, sau này bạn sẽ viết lưu loát hơn người không học gì. Bạn học bốn phép tính cơ bản vốn bị coi là lý thuyết nhưng chúng sẽ dạy bạn các môn tự nhiên sau này. Khi nào ra đời, bạn sẽ hiểu rõ logic và ý nghĩa của việc học.
Mai Quan Hoang
Tôi chưa thấy có ai xung quanh mình "thất nghiệp dù học rất giỏi" cả. Những người như vậy có thể không thực sự giỏi, hoặc họ chỉ giỏi khi học tiểu học thôi. Bạn đừng nghĩ việc học là không quan trọng. Điểm số có thể không quan trọng nhưng việc học là con đường ngắn và dễ dàng nhất để trưởng thành.
Những kiến thức mà bạn học có thể không thực tiễn (hoặc chưa thấy được tính ứng dụng của nó) bởi đó chỉ giống như các bài tập rèn luyện thể chất cho bộ não của mình thôi. Sau này, khi có điều kiện học lên cao hơn, bạn mới thấy những bài "rèn luyện" đó làm cho bộ não của mình "khỏe" tới nhường nào. Tôi nghĩ rằng việc học quan trọng nhất là sự tập trung và khả năng tự tạo cảm hứng cho mình.
Anh Bầu
1. Bạn thấy việc học là lý thuyết: nhưng ở tuổi đó, bạn học thực hành kiểu gì và làm được việc gì được nếu không trải qua lý thuyết? Đây là tiền đề để tư duy và chuẩn bị cho một số ngành học sau này.
2. "Nhiều người giỏi thất nghiệp": Người giỏi sẽ không bao giờ sợ thất nghiệp. Chỉ có người lười, người học vẹt và "giỏi" kiểu thành tích rỗng mới thất nghiệp.
3. Bạn chưa xác định được mục tiêu, ngành học: Vậy bạn có thể xem xét về năng khiếu, sở thích của mình. Ví dụ, bạn vụng về tay chân nhưng lại giỏi quan sát chuyên sâu và tập trung cao độ thì có thể chọn một số ngành nghiên cứu khoa học. Còn nếu bạn có thiên hướng thích cái đẹp, hình khối, có nhiều ý tưởng... có thể học về ngành kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật... Do đó, phải phân tích và hiểu mình trước.
Việc học, từ trường lớp hay từ xã hội cũng đều là quá trình mỗi ngày, phải học cả đời. Không ai nhồi nhét một vài ngày mà thành thông thái cả. Vậy nên, bạn không cần phải nôn nóng nắm bắt nhiều kiến thức xã hội ngay bây giờ, cứ mỗi ngày trải qua một vài việc, tự khắc sẽ trưởng thành. Hãy rèn luyện lý trí của mình để quyết tâm vào việc hoàn thành chương trình học phổ thông trước. Sau đó, cho dù bạn học nghề hay đại học... cũng đều tốt cả, miễn là bạn tin nó phù hợp với mình (và nhớ giữ quan điểm). Càng về già, học càng chậm tiêu, tiếp thu càng khó (kinh nghiệm xương máu), nên hãy học những thứ cần thiết khi còn trẻ.
Chapi