Tại một số trang trại ở quận 9, Củ Chi, Hóc Môn, rau xà lách, rau cải... được trồng theo phương pháp hữu cơ và thủy canh kết hợp nuôi cá. Cứ 3.000m2 canh tác, người dân thu hoạch được 120kg rau sạch các loại.
Hiện, bà con Trác Văn, huyện Duy Tiên, Hà Nam canh tác khoảng 30 loại rau hữu, cung cấp chủ yếu cho thị trường Hà Nam, Hà Nội và Nam Định.
Để rau sinh trưởng tốt, ít sâu bệnh, nông dân Lương Sơn, Hòa Bình kết hợp bắt sâu bằng tay; phun thuốc thảo mộc tự chế; trồng hoa dẫn dụ côn trùng; thăm, dọn dẹp ruộng thường xuyên và tạo bờ bao để hạn chế tác động bên ngoài.
Với phương pháp trồng theo hệ thống PGS, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, rau hữu cơ Lương Sơn có giá gấp 2-3 lần so với rau trồng thông thường.
Trên 4ha đất, bà con xã Trác Văn, Hà Nam canh tác hơn 30 loại nông sản hữu cơ. Do không sử dụng thuốc hóa học nên bà con trồng xen các loại hoa như cúc vạn thọ, hướng dương..., để hạn chế côn trùng, sâu bọ mà không gây hại cho rau.
Sự phối hợp giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp giúp tạo ra các lứa rau chất lượng, đồng thời, góp phần hình thành tư duy sản xuất nông sản sạch của bà con hợp tác xã Lương Sơn, Hòa Bình.
Nông trang Cánh Cam (quận 2, TP HCM) diện tích hơn 2.000m2, nhưng có đủ các phương pháp canh tác từ giàn hữu cơ, nhà màng, thủy canh, aquaponics kết hợp nuôi cá... với chi phí hàng tỷ đồng.
Thay vì phun thuốc bảo vệ thực vật, nông dân hợp tác xã Lương Sơn, Hòa Bình dùng thuốc thảo dược tự chế và bắt sâu bằng tay để đảm bảo nguồn rau sạch, an toàn cho người dùng.
Gà Hồ, thịt lợn rừng, rau hữu cơ, thịt trâu gác bếp... là những thực phẩm được nhiều gia đình lựa chọn.
Toàn bộ quy trình trồng, chăm sóc đều được giám sát chặt chẽ bởi cán bộ chuyên môn để đảm bảo rau sạch, đủ điều kiện thu hoạch, cung ứng cho thị trường.
Trên tổng diện tích hơn 20ha, 150 hộ nông dân xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn có thể cung cấp cho thị trường Hà Nội trên 400 tấn rau mỗi năm.
Quyết định trồng thử nghiệm một giống rau ưa lạnh tại vùng khí hậu nắng nóng kéo dài như Hà Nội là lựa chọn táo bạo của chị Thanh Hà. Dù gặp không ít khó khăn nhưng mô hình này đã đem lại cho chị những thành công bước đầu.
Việc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong trồng rau hữu cơ giúp bà con xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội tạo ra những lứa rau sạch đạt chất lượng, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Tôi sống ở một khu đô thị mới, phía tây Hà Nội. Nơi tôi ở không có bất cứ một cái chợ cóc nào, toàn bộ thực phẩm hàng ngày được bán trong các ki-ốt ghi biển “thực phẩm sạch - hữu cơ”.
Người trồng rau organic ngoài việc chống chọi với sâu bệnh còn phải đối diện với mức tiêu thụ thấp do mẫu mã kém bắt mắt, trong khi giá thành lại cao.
Trang trại thẳng đứng do công ty AeroFarms ở Mỹ thành lập có thể cho thu hoạch 900 tấn rau lá xanh một năm mà không cần đất, thuốc trừ sâu hoặc ánh nắng Mặt Trời.
Không phân biệt được rau quả thế nào là sạch, chị Lê Thị Dung sử dụng rau dán mác sạch vì "niềm tin" với chủ cửa hàng. Cơ quan quản lý cũng chưa có biện pháp giúp người mua có lựa chọn đúng đắn.
Bỏ ra hàng tỷ đồng trong suốt 3 năm mà chưa thu lại được đồng lời nào, nhưng ước mơ đem đến sản phẩm rau an toàn cho người tiêu dùng đã thôi thúc Phạm Phương Thảo quyết tâm đeo đuổi.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng, có người thì gọi rau sạch là rau hữu cơ, có người gọi là rau an toàn. Vậy chúng một không hay khác nhau? (Bùi Trần Minh)