Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế TP HCM kiểm tra, xác minh tình trạng mua bán thuốc điều trị Covid-19 (đang thử nghiệm lâm sàng, chưa được phép lưu hành) trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến.
Hãng dược Merck cho biết thuốc kháng virus molnupiravir giảm 30% nguy cơ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân Covid-19, thấp hơn so với ước tính trước đó là 50%.
Các chuyên gia quốc tế hy vọng cộng đồng hiểu rõ quy tắc "phòng bệnh hơn chữa bệnh", nhận định thuốc điều trị Covid-19 chỉ là vũ khí dự phòng cho vaccine, không phải "viên đạn bạc" đẩy lùi dịch bệnh.
Bộ Y tế cấp phép cho 39 doanh nghiệp nhập nguyên liệu và chủ động về thuốc kháng virus molnupiravir, đảm bảo Việt Nam không thiếu thuốc điều trị Covid-19 cho bất kỳ tình huống dịch bệnh nào.
Cơ quan Dược phẩm châu Âu khuyến nghị sử dụng molnupiravir, thuốc trị Covid-19 của Merck, trong trường hợp khẩn cấp dù thuốc này chưa được phê duyệt.
Thuốc Covid-19 đường uống sẽ là vũ khí đắc lực khi miễn dịch từ vaccine suy giảm theo thời gian, giúp điều trị căn bệnh dễ dàng tại nhà.
TP HCMTrước tình trạng F0 không liên hệ được trạm y tế để được tư vấn, cấp các túi thuốc, Sở Y tế nhắc nhở và lập 10 đoàn kiểm tra.
Tập đoàn Merck cam kết cung cấp thuốc molnupiravir đồng thời cho các nước giàu và nghèo, tránh phạm sai lầm như chiến dịch triển khai vaccine toàn cầu.
Trong khi vaccine được ví như tấm khiên bảo vệ con người trước Covid-19, thuốc điều trị của Merck và Pfizer được coi là mũi giáo tấn công vào virus.
Gần 100% bệnh nhân có tải lượng virus thấp, tỷ lệ chuyển nặng rất thấp, không có ca tử vong trong quá trình thử nghiệm thuốc molnupiravir - theo kết quả được Bộ Y tế công bố, sáng 6/11.
Bệnh nhân Covid-19 ở Philippines được tiếp cận thuốc điều trị molnupiravir của Merck theo cơ chế sử dụng đặc biệt kể từ tháng 11.
Merck sẽ chuyển giao quyền sản xuất thuốc kháng virus molnupiravir chữa Covid-19 cho Tổ chức Bằng sáng chế Thuốc do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, giúp mở rộng nguồn cung cho nước nghèo.
Quỹ Bill và Melinda Gates sẽ chi 120 triệu USD để hỗ trợ phát triển phiên bản đại trà thuốc trị Covid-19 của Merck, giúp các nước nghèo tiếp cận công bằng với thuốc.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 19/10 cho biết sẽ mua thuốc kháng virus điều trị Covid-19 với giá 10 USD một liệu trình để đảm bảo nguồn cung công bằng cho các nước thu nhập thấp và trung bình.
Giống với vaccine Covid-19, nhiều chuyên gia cho rằng bất công sẽ lặp lại với thuốc điều trị, khi các nước phát triển mua gom nguồn cung, nước nghèo bị bỏ lại phía sau.
Nhiều nước châu Á, từng chậm chân trong cuộc chạy đua giành nguồn cung vaccine Covid-19, quyết tâm không lặp lại sai lầm này với thuốc kháng virus molnupiravir.
Bắc MỹHãng dược Merck và đối tác Ridgeback Biotherapeutics ngày 11/10 cho biết đã nộp đơn đề nghị Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt thuốc viên molnupiravir điều trị Covid-19.
Các chuyên gia cho rằng nên sử dụng kết hợp thuốc molnupiravir trong điều trị Covid-19 để ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc, có thể làm giảm hiệu quả của sản phẩm.
Molnupiravir sẽ là công cụ quan trọng giúp điều trị Covid-19, nhưng mấu chốt chiến thắng dịch bệnh vẫn nằm ở vaccine và các biện pháp phòng ngừa.
Bộ Y tế Malaysia thông báo chính phủ đã ký thư cam kết với hãng dược Merck để mua 150.000 liều molnupiravir trị Covid-19 .