Kết quả chụp CT phổi lần hai "bệnh nhân 91" cho thấy phần phổi hồi phục khoảng 20-30%. Trước đó một tuần chỉ khoảng 10% vùng phổi còn hoạt động.
TP HCMBác sĩ dự kiến cho "bệnh nhân 91" cùng các máy thở và ECMO đi chụp phổi trước khi quyết định điều trị tiếp như thế nào.
Ghép phổi - cách cuối cùng cứu "bệnh nhân 91" - khá mới ở Việt Nam. Nguồn phổi hiến, tiêu chuẩn sức khỏe các bên, chi phí... là những câu hỏi thường đặt ra.
Dù có hàng chục người xin hiến phổi cho "bệnh nhân 91" phi công Anh, các chuyên gia y tế khẳng định sẽ ưu tiên tìm phổi từ người chẳng may chết não.
Phi công người Anh xét nghiệm cho kết quả âm tính liên tục từ tuần trước, tình trạng nhiễm trùng được kiểm soát ở mức "tạm ổn".
Khi "bệnh nhân 91" nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM hồi giữa tháng 3, còn tỉnh táo, anh chia sẻ với các bác sĩ là không có người thân.
Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia đến sáng 15/5 đã tiếp nhận 40 đề nghị được hiến phổi để ghép cho "bệnh nhân 91".
Việt Nam đã thực hiện thành công 5 ca ghép phổi, trong đó một ca ghép từ người hiến còn sống, bốn ca từ người chết não.
TP HCMPhổi "bệnh nhân 91" đã đến mức không thể hoạt động, ghép phổi là cách duy nhất để cứu, vì vậy Bộ Y tế chỉ định bệnh viện chuẩn bị thủ tục ghép.
Các chuyên gia y tế nhận định phổi "bệnh nhân 91" vẫn còn hy vọng cứu chữa, chưa bị hỏng hoàn toàn cần phải ghép phổi khác.
Các chuyên gia y tế đầu ngành hội chẩn liên bệnh viện hôm nay đánh giá "bệnh nhân 91" vẫn trong tình trạng nguy kịch, chưa thể ghép phổi ngay.
Tiểu ban Điều trị, Bộ Y tế dự kiến ngày 10/5 hội chẩn liên bệnh viện để đánh giá khả năng ghép phổi cho "bệnh nhân 91".
Hội đồng Chuyên môn thuộc Bộ Y tế đang xem xét phương án ghép phổi cho "bệnh nhân 91", ca Covid-19 nặng nhất Việt Nam.
TP HCMMẫu bệnh phẩm phết mũi họng "bệnh nhân 91" ngày 7/5 dương tính với nCoV, trong khi xét nghiệm dịch rửa phế quản, nước bọt, trực tràng âm tính.
Cytokine là phản ứng của hệ miễn dịch có vai trò ngăn ngừa, tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, cơ thể người nhiễm nCoV có thể gục ngã khi phản ứng này quá mạnh.
Hiện tượng rối loạn đông máu ở người mắc Covid-19, như "bệnh nhân 91", được ghi nhận từ tháng 2, đến nay các chuyên gia mới phân tích sâu hơn về tổn thương nó để lại.
"Bệnh nhân 91" xét nghiệm âm tính với nCoV 4 ngày liên tiếp song tình trạng rất nặng, tiếp tục can thiệp ECMO.
"Bệnh nhân 91" ngày 30/4 đông đặc nửa dưới phổi trái, phổi bên phải tiến triển tốt, kết quả xét nghiệm vẫn dương tính nCoV.
Hình ảnh X-quang và siêu âm phổi "bệnh nhân 91" sáng 24/4 cho thấy diễn biến xấu đi, phổi mờ và co nhỏ cả hai bên, đông đặc toàn bộ phổi phải.
Buddha Bar & Grill ở phường Thảo Điền (quận 2) - ổ dịch lớn nhất Sài Gòn, được gỡ lệnh phong toả sau một tháng thực hiện nhiều biện pháp phòng chống Covid-19.