Em có tiêm vaccine mũi 1 Của Cuba từ ngày 5/11 và đến bây giờ vẫn chưa tiêm mũi 2. Thời gian em tiêm mũi 1 đến nay lâu như vậy rồi thì vaccine còn có tác dụng không ạ? Hiện tại em đã có thể tiêm loại vaccine phòng Covid-19 của hãng khác chưa ạ? Nên tiêm loại nào?
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Điều đầu tiên, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm không ảnh hưởng tới hiệu quả phòng bệnh của vaccine. Bạn cũng không cần tiêm lại từ đầu. Theo những chỉ định ở thời điểm hiện tại của Bộ Y tế, đối với vaccine Abdala của Cuba sản xuất chưa có hướng dẫn về chuyển đổi sang loại vaccine khác. Vì vậy bạn hãy đợi hướng dẫn mới để có thể biết được tiêm cần tiêm loại vaccine nào.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi.
Tôi có 1 con chó con 3,5 tháng tuổi, bé được đem về nhà nuôi lúc 2,5 tháng tuổi. Ba mẹ bé điều được tiêm ngừa dại. 1 tháng nay bé ở trong nhà nên không tiếp xúc với chó khác. 2 ngày trước tôi bị bé cạp ngón chân và thấy có vết đỏ nhỏ như đầu câu kim, tôi có rửa bằng nước ...
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Theo Quyết định số 1622/QĐ-BYT về việc "Hướng dẫn giám sát phòng chống bệnh dại trên người" ban hành ngày 08/05/2014 của Bộ Y tế, theo như mô tả hiện tại vết thương chó cắn của bạn thuộc phân độ 3 (vết cắn ở vùng xa thần kinh trung ương) kể cả chó được tiêm phòng dại, hiện tại chó bình thường thì bạn vẫn cần tiêm vắc xin dại ngay, có thể dừng tiêm sau ngày thứ 10.
Cảm ơn câu hỏi của bạn! Trân trọng!
Tôi tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 của hãng AstraZeneca, mũi 2 của hãng Pfizer. Vậy mũi 3 nên tiêm loại nào?
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào Anh/chị,
Theo quy luật chung của vaccine phòng bệnh, cụ thể là vaccine phòng bệnh Covid-19, sau khi tiêm đủ 2 mũi vaccine cơ bản cần tiêm mũi 3 để củng cố kháng thể chống Covid-19 vì hiệu quả vaccine có thể giảm dần theo thời gian.
Hiện tại Bộ Y tế đã cho phép tiêm mũi tăng cường mũi 3 cho người đã tiêm mũi 1 vaccine AstraZeneca và mũi 2 vaccine Pfizer. Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, vaccine tăng cường (mũi 3) cùng loại vaccine cơ bản (mũi 1 và mũi 2) đối với Pfizer, Moderna và AstraZeneca. Số liệu khoa học công bố gợi ý có thể thay đổi chéo loại vaccine mũi 3 và vaccine mũi 1, 2 giữa các vaccine Pfizer, Moderna, AstraZeneca.
Nghiên cứu trên quy mô hẹp hơn cho thấy có thể tiêm chéo giữa vaccine VeroCell và AstraZeneca hay VeroCell và Pfizer (nghiên cứu ở Thái Lan); giữa vaccine Sputnik V và AstraZeneca (nghiên cứu ở Nga).
Cảm ơn câu hỏi của Anh chị!
Cháu bị chó nhà người khác cắn khoảng hơn 1 năm trước (không chảy máu, không xây xát nhiều, chỉ cà ngoài da). Do chủ quan nên cháu không chú ý theo dõi con chó đó nhưng nghe bác sĩ bảo thì nếu có bệnh thì bệnh có thể ủ rất lâu cả năm. Bây giờ cháu có nên đi tiêm vaccine không ạ? Cảm ...
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Thông thường, thời gian ủ bệnh dại thường kéo dài từ 3 tuần đến 12 tuần, nhưng có thể mất ít nhất là 5 ngày hoặc thậm chí có thể ủ bệnh lên đến hơn 2 năm. Tùy từng loài vật, vết cắn càng gần não, các triệu chứng có khả năng xuất hiện càng sớm. Khi triệu chứng bệnh dại bệnh dại xuất hiện, bệnh có thể gây tử vong rất nhanh chóng trong đau đớn và hoảng loạn. Bất cứ ai có thể đã tiếp xúc với virus gây bệnh dại nên được tiêm phòng trước khi các triệu chứng xuất hiện. Chủ động tiêm vắc xin phòng dại là việc rất quan trọng, tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại và tử vong do dại.
Vì vậy trong trường hợp này, bạn vẫn nên đi tiêm vaccine phòng dại để dự phòng.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Ngày 25/9/2021, tôi đã tiêm mũi 2 vaccine Covid-19 của hãng Pfizer. Vậy tôi sẽ tiêm mũi 3 lúc nào thich hợp?
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Hiện tại vẫn chưa có thông báo chính thức của Bộ Y tế về việc tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 tăng cường. Tại Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch -19 của ngành y tế TP.HCM diễn ra chiều 30/10, Sở Y tế TP.HCM cho biết, trong tháng 11 và 12 tới đây, ngành y tế sẽ triển khai tiêm vaccine Covid-19 mũi 3 cho một số trường hợp có nguy cơ cao và lực lượng tuyến đầu. Tuy nhiên cũng còn phải phụ thuộc vào việc cung ứng vaccine về Việt Nam.
Vì vậy, bạn chờ thông báo mới của Bộ Y tế để có những thông tin chính xác nhất.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!
Nếu tiêm mũi 1 Astrazeneca và mũi 2 là Pfizer có bị ảnh hưởng gì không?
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào Anh/chị,
Hiện Bộ Y tế đã cho phép chuyển đổi một số loại vaccine Covid-19 cho nhau. Việc tiêm mũi 1 vaccine AstraZenaca sau đó tiêm mũi 2 Pffizer thuộc danh mục vaccine được phép được chuyển đổi nên sẽ không gây ra bất kỳ sự bất lợi nào cho sự chuyển đổi này.
Cảm ơn câu hỏi của anh chị.
Em đã tiêm vaccine Covid-19 mũi 1 (28/06/2021) mà đến giờ vẫn chưa được gọi tiêm mũi 2. Xin hỏi giờ em có thể đăng ký tiêm vaccine mũi 2 ở đâu. Xin cảm ơn!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào Anh/Chị,
Hiện tại Chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm vaccine Covid-19 miễn phí cho người dân, vì vậy bạn cần liên hệ với chính quyền địa phương, các cơ sở y tế công lập tại địa phương sinh sống để được tư vấn chính xác lịch tiêm mũi 2.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, trân trọng!
Thưa chuyên gia, vaccine Covid-19 của AstraZeneca có hiệu lực phòng bệnh trong bao lâu? Mũi 1 và mũi 2 có nhất thiết tiêm cùng một loại vaccine hay không ạ?
Chào Anh/Chị, Hiện nay, các Anh/Chị biết để sản xuất 1 loại vaccine các nhà khoa học phải mất 4-5 năm, thậm chí có những loại vaccine phải mất đến 10 năm mới ra đời, và có những bệnh đến hiện tại vẫn chưa có những vaccine phòng ngừa, ví dụ HIV/AIDS rất nhiều năm mà vẫn chưa có vaccine phòng ngừa, hoặc là vắc xin sốt xuất huyết chẳng hạn, sau khi sản xuất vaccine sốt xuất huyết lại phải ngừng, không tiếp tục tiêm được bởi vì tính an toàn của vaccine. Đối với vaccine Covid-19 sản xuất chưa đầy 1 năm đã ra đời và triển khai tiêm chủng cho người dân trên thế giới. Chính vì vậy, tất cả vaccine Covid-19 đã đưa vào sử dụng đều được cấp phép khẩn cấp, và một số đánh giá có thể chưa theo dõi được hết vì còn những hạn chế về thời gian. Bình thường, một vaccine sau khi tiêm xong sau khoảng 14 ngày sẽ sản sinh ra kháng thể bảo vệ cơ thể, và sau khi tiêm vaccine mũi 2 đối với những vaccine tiêm 2 mũi sẽ có miễn dịch mạnh mẽ, đầy đủ hơn. Còn vấn đề hiện nay vaccine kéo dài miễn dịch trong bao nhiêu lâu? Bảo vệ bao lâu?,... thì thực tế chưa có được báo cáo rõ ràng hiện nay. Đối với vaccine Covid-19 phòng ngừa được nguy cơ lây nhiễm bao nhiêu thì cũng chưa có được những báo cáo rõ ràng, tùy thuộc vào từng loại vaccine khác nhau. Có những loại vaccine báo cáo 60-70% hiệu quả, có loại vaccine báo cáo 80-90% hiệu quả. Điều quan trọng, các nhà khoa học đã khẳng định chắc chắn rằng, tiêm vaccine Covid-19 giảm được triệu chứng nặng, nguy cơ nhập viện và tử vong của những người mắc Covid-19. Theo nguyên tắc, đối với loại vaccine Covid-19 tiêm 2 mũi thì nên tiêm cùng 1 loại. Các Anh/Chị tiêm mũi 1 sau thời gian khuyến cáo sẽ tiếp tục tiêm mũi vaccine thứ 2. Ví dụ, sau khi Anh/Chị tiêm mũi 1 của vaccine AstraZeneca, Anh/Chị ra nước ngoài không tiêm vaccine AstraZeneca nữa, mà tiêm 1 loại vaccine khác (chẳng hạn Pfizer) thì các Anh/Chị nên tiêm 2 mũi Pfizer theo quy định được khuyến cáo. Chúc Anh/Chị nhiều sức khỏe. Trân trọng!
Em thuộc nhóm máu hiếm Rh-. Vậy em có nên tiêm vaccine AstraZeneca hay không? Em được biết loại vaccine này được ghi nhận có tác dụng phụ liên quan đến đông máu. Ngoài ra, loại vaccine này cũng được một số nước châu Âu và Úc khuyến cáo không nên sử dụng với người dưới 40 tuổi.
Chào anh, Yếu tố nhóm máu Rh- không thuộc trường hợp chống chỉ định tiêm vaccine AstraZeneca. Do đó, nếu bạn có nhóm máu Rh- vẫn có thể tiêm vaccine nếu đáp ứng đủ các điều kiện khác theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Việc khuyến cáo và hướng dẫn sử dụng vaccine ở mỗi quốc gia là khác nhau, Tại Việt Nam, theo hướng dẫn và khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế thì vaccine AstraZeneca được phép tiêm cho đối tượng từ tròn 18 tuổi trở lên. Tác dụng phụ đông máu (huyết khối) sau tiêm vaccine chiếm tỷ lệ rất hiếm. Ngành Y tế Việt Nam cũng đã đưa ra phác đồ điều trị, hạn chế biến chứng của tác dụng phụ này. Điều quan trọng hơn hết là mỗi người cần có kiến thức về các dấu hiệu bất thường để sớm có những xử trí phù hợp. Một số dấu hiệu bất thường sau tiêm vaccine có liên quan đến tình trạng đông máu: Đau đầu dai dẳng, dữ dội, nhìn mờ, nhìn đôi, khó thở hoặc đau ngực, đau bụng hoặc đau bụng dữ dội, đau phù chi dưới, có biểu hiện chảy máu, xuất huyết da, xuất huyết nội tạng... Tình trạng có thể xuất hiện trong khoảng 4-28 ngày sau tiêm vaccine. Cảm ơn câu hỏi của anh, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, anh có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Tiêm vaccine Covid-19 có nguy hiểm không? Những phản ứng sau tiêm có thể gặp là gì?
Chào bạn, Bản chất của việc tiêm vaccine nhằm hạn chế nguy cơ mắc cũng như các biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong do bệnh lí mà ta có thể phòng ngừa được do vaccine. Bất cứ vaccine hay sinh phẩm y tế nào đều có nguy cơ các phản ứng không mong muốn tuy nhiên không thể phủ nhận lợi ích to lớn mà vaccine đem lại. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định, biến chứng nghiêm trọng do vaccine gây ra là cực kỳ hiếm gặp, trong khi đó lợi ích do vaccine và tiêm chủng mang lại lớn hơn rất nhiều. Sau tiêm vaccine Covid-19 bạn nên theo dõi sát sau tiêm tại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút và tự theo dõi ít nhất 7 ngày sau tiêm. Các phản ứng thông thường như sưng và đỏ tại vị trí tiêm; toàn thân: Đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau, nóng tại vị trí tiêm, ngứa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt (sốt nhẹ - rất thường gặp và sốt ≥ 38 độ C - thường gặp), ớn lạnh. Các phản ứng nghiêm trọng rất hiếm gặp, các dấu hiệu phản ứng phản vệ như: Mày đay, phù niêm, tím tái, khó thở, tức ngực, thở rít, đau bụng hoặc nôn, tụt huyết áp hoặc ngất, rối loạn ý thức (đặc biệt lưu ý khi chỉ định tiêm cho những khách hàng đặc biệt phải hội chẩn). Khi gặp các phản ứng phản vệ trên người được tiêm vaccine cần liên hệ ngay với bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán nguyên nhân nhằm xử trí và điều trị kịp thời. Cảm ơn câu hỏi của bạn. Trân trọng!
Chào bác sĩ. Vợ em bị chứng đông máu khi mang thai. Nên bị lưu thai và không thể mang thai. Nếu vợ em tiêm vaccine thì có bị ảnh hưởng gì không? Nếu tiêm thì nên tiêm hãng nào, chủng loại nào? Cơ sở/bệnh viện nào xử trí vấn đề đông máu ở TP.HCM? Em xin cảm ơn!
Chào Anh/Chị! Trường hợp bị chứng đông máu khi mang thai bạn cần được đi kiểm tra lại tình trạng về rối loạn đông cầm máu tại các bệnh viện có chuyên khoa (thường ít nhất từ BV tuyến quận trở lên) và tìm nguyên nhân gây rối loạn này. Vaccine phòng Covid- 19 có phản ứng hiểm gặp là hình thành cục máu đông sau tiêm chủng, khi có tiền sử rối loạn đông máu thì nguy cơ này có thể xảy ra cao hơn. Trường hợp của Chị có thể tiêm chủng tại khối bệnh viện, khi tiêm BS khám sàng lọc sẻ tư vấn cụ thể về loại vaccine hiện có thể tiêm, tác dụng, phản ứng sau tiêm và cách xử trí sau tiêm. Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, Anh/Chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Kính thưa bác sĩ, ba em bị tiểu cầu thấp 50.000/150.000 đã xét nghiệm và khám bệnh nhiều ở bệnh viện nhưng vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây tiểu cầu thấp. Ba em vẫn không có triệu chứng dễ chảy máu hay dễ bầm dưới da của bệnh tiểu cầu thấp, chỉ khi xét nghiệm máu mới phát hiện. Vậy ba em có chích ...
Chào bạn. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những người có tiền sử về rối loạn đông cầm máu, bất thường về các chỉ số đông - cầm máu hoặc những người đang điều trị thuốc kháng đông thuộc nhóm đối tượng thận trọng khi tiêm chủng vaccine Covid-19, do những người này có nguy cơ về rối loạn đông máu dẫn đến chảy máu/bầm tím vết tiêm hơn những người bình thường khác nên cần tiêm chủng trong bệnh viện hoặc nơi có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Khi đi tiêm ngừa bác sĩ khám sàng lọc sẽ thăm khám đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của ba bạn trước khi chỉ định tiêm. Ba Bạn cần thông báo thông tin này cho bác sỹ để bác sỹ đánh giá trước khi tiêm chủng. Đồng thời bạn cũng cần báo cho Điều dưỡng phòng tiêm trước khi tiêm chủng để điều dưỡng có kỹ thuật tiêm đặc biệt dành riêng cho trường hợp của ba bạn để tránh chảy máu vết tiêm. Chúc gia đinh bạn sức khỏe.
Phó Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Zona thần kinh do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra, đây cũng là tác nhân gây thủy đậu. Virus có khả năng tồn tại lâu dài trong hạch thần kinh và tái hoạt động, gây ra zona khi gặp điều kiện thuận lợi như hệ miễn dịch bị suy yếu, căng thẳng tinh thần, cơ thể suy nhược, mắc bệnh mãn tính, tuổi cao...
Hiện Việt Nam có vaccine zona thần kinh Shingrix do hãng dược GSK sản xuất, hiệu quả 97% ở nhóm từ 50 tuổi và đạt 70-87% ở nhóm từ 18 tuổi bị suy giảm hoặc ức chế miễn dịch hay có khả năng bị ức chế miễn dịch do bệnh lý, phương pháp điều trị. Đối với nhóm từ 50 tuổi trở lên, phác đồ tiêm gồm hai mũi cách nhau hai tháng. Nhóm từ 18 tuổi trở lên có nguy cơ cao tiêm hai mũi cách nhau một tháng.
Người từng mắc thủy đậu có nguy cơ cao mắc zona thần kinh, gặp phổ biến ở người sau 50 tuổi. Trường hợp của bạn nếu theo mô tả khỏe mạnh, không có bệnh lý nền và dưới 50 tuổi chưa có chỉ định tiêm chủng. Tuy nhiên, bạn nên đến các trung tâm tiêm chủng của VNVC để được tư vấn cụ thể. Hiện VNVC có đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc và tư vấn miễn phí, chỉ định vaccine phù hợp cho bạn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Vaccine sốt xuất huyết do hãng dược phẩm Takeda (Nhật Bản) nghiên cứu, phát triển, được chỉ định tiêm cho trẻ từ 4 tuổi và người lớn, giúp phòng ngừa cả bốn type huyết thanh sốt xuất huyết Den-1, Den-2, Den-3, Den-4, đồng thời ngăn tái nhiễm. Hiệu quả phòng bệnh hơn 80%, khả năng ngăn bệnh nặng, biến chứng hơn 90%. Lịch tiêm 2 mũi trong 3 tháng. Vaccine Qdenga hiện có giá gần 1,4 triệu đồng/mũi. Bạn có thể tham khảo các chương trình ưu đãi khi đến tiêm vaccine sốt xuất huyết ở VNVC tại đây.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Quản lý vùng Khu vực miền Trung và Tây Nguyên, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC
Chào bạn!
Sùi mào gà là bệnh truyền lây truyền qua đường tình dục, triệu chứng phổ biến gồm tiểu buốt, chảy dịch vùng niệu đạo ở nam, ra khí hư hôi ở nữ hoặc tổn thương một số vùng da và niêm mạc ở bộ phận sinh dục. Bạn đã quan hệ với người mắc bệnh thì có nguy cơ cao lây nhiễm. Bạn nên đi khám, làm các xét nghiệm để biết chính xác, điều trị sớm, tránh bị biến chứng và tái phát bệnh. Bạn cũng nên kiêng quan hệ tình dục trong thời gian này và không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân để tránh truyền bệnh cho người khác.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà virus HPV do virus HPV (Human Papillomavirus), với type HPV 6 và 11 gây ra. Sau khi lây nhiễm vào cơ thể, virus không được đào thải, phát triển thành sùi mào gà sau 6-10 tháng. Bệnh có tỷ lệ tái phát cao, lần mắc sau nguy cơ nặng, dễ bị nhiễm trùng hơn lần trước, đặc biệt ở nữ giới. Lý do, một số tế bào ở da và niêm mạc bộ phận sinh dục có thể bị nhiễm virus mà chưa biểu hiện bệnh, hoặc hệ miễn dịch suy yếu.
Vaccine là biện pháp chủ động, an toàn và hiệu quả để phòng HPV. Hiện nước ta có hai loại vaccine HPV gồm vaccine Gardasil và Gardasil 9 phòng lần lượt 4 chủng và 9 chủng virus HPV nguy cơ cao. Trong đó, vaccine Gardasil 9 tiêm cho cả nam và nữ từ 9-45 tuổi.
Bạn 37 tuổi có thể tiêm ngừa vaccine HPV Gardasil 9. Phác đồ Gardasil 9 cho người từ 15 -45 tuổi có 3 mũi trong vòng 6 tháng. Tiêm đủ liều, vaccine có khả năng bảo vệ lên đến hơn 90%. Bạn thuộc nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh vẫn có thể tiêm vaccine HPV. Lý do, virus HPV có nhiều chủng khác gây bệnh đường sinh dục, ngoài sùi mào gà, còn gây ra các bệnh ung thư tại cổ tử cung, âm hộ, âm đạo, hậu môn, ung thư hầu họng...
Trước khi tiêm vaccine, bạn cần được tư vấn, khám sàng lọc kỹ tình hình sức khỏe. Bạn cũng nên chia sẻ đầy đủ về tình hình sức khỏe, có đang điều trị sùi mào gà, sử dụng loại thuốc nào hay đang mắc bệnh gì để bác có quyết định mũi tiêm phù hợp.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe!
Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress