Tôi có dị ứng thuốc Bactrim (sau uống 30 phút thì ngứa môi mắt), cao H.A nhưng đã được điều trị ổn định. Vậy tôi chích ngừa thuốc Pfizer mũi 2 được không (mũi 1 chích vaccine AstraZeneca). Chân thành cảm ơn ạ!
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào cô/ chú.
Theo như thông tin mà Cô/Chú cung cấp, thì tình trạng dị ứng với thuốc Bactrim của Cô/Chú là tình trạng dị ứng nhẹ nên vẫn tiêm được mũi 2 vaccine Covid-19 của hãng Pfizer.
Cảm ơn câu hỏi của cô/chú. Chúc cô/chú sức khỏe.
Xin chào bác sĩ! Em là bác sĩ Đông Y. Ngày 25/9, em có theo chỉ định tiêm vaccine Pfizer theo chỉ định của bệnh viện tại Đồng Nai. Em có tiền sử từng sốc phản vệ độ 3 vào tháng 12/2020 với nhóm thuốc Ciprofloxacin. Sau khi nghe tham vấn, em đã đồng ý tiêm mũi 1 Pfizer tại bệnh viện. Thời gian ...
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Về tình trạng của bạn, để chẩn đoán và điều trị chính xác phải phụ thuộc hỏi bệnh, thăm khám, kết hợp cận lầm sàng (nếu cần). Do vậy bạn vui lòng liên hệ với bác sĩ trực tiếp điều trị để được giải đáp phù hợp nhất!
Vaccine nào cho trẻ em 1 tuổi?
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào Anh/Chị,
Trẻ 1 tuổi là giai đoạn trẻ cần tiêm tiếp tục và tiêm nhắc lại nhiều vắc xin quan trọng, đặc biệt là các vắc xin có giới hạn tuổi ngắn. Để giúp trẻ phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, giúp bé lớn khôn, thông minh và khỏe mạnh, Bố Mẹ cần đưa trẻ đi tiêm các loại vaccine cần thiết và quan trọng phù hợp với độ tuổi như: Viêm não Nhật Bản, sởi - quai bị - rubella, thủy đậu, viêm gan A, viêm gan AB. Ngoài ra, nếu trẻ chưa tiêm đủ các mũi vaccine trước đó thì cần tiêm bổ sung, tiêm đuổi cho kịp lịch chủng ngừa cho bé đó là: vaccine cúm mùa, vaccine phòng phế cầu khuẩn, vaccine não mô cầu khuẩn tuýp BC, ACYW,...
Em có bệnh nền thì có thể tiêm vaccine ở đâu ạ?
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn, do bạn không nói rõ bạn bị bệnh nền là bệnh gì, tuy nhiên nếu bệnh nền của bạn đã được điều trị , hiện tại sức khỏe ổn định, bạn vẫn có thể tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở bất cứ cơ sở tiêm chủng nào.
Mình muốn hỏi vaccine Covid-19 khi nào cho tiêm dịch vụ? Giá như thế nào?
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào Anh/Chị,
Hiện tại chính phủ và Bộ Y tế vẫn đang triển khai tiêm chủng vaccine Covid-19 miễn phí cho người dân, đặc biệt người dân vùng dịch, vì vậy nếu Anh/Chị thuộc diện được tiêm theo chính sách thì Anh/Chị có thể đăng ký tại nơi mình sinh sống hoặc nơi mình công tác. Ngoài ra nếu Anh/Chị chưa đến lượt tiêm vaccine Covid-19 thì Anh/Chị vui lòng chờ hoặc đăng ký nhu cầu của mình qua hệ thống tổng đài VNVC, ngay khi có thể được đáp ứng và cho phép của Bộ Y tế về cơ chế tiêm dịch vụ chúng tôi sẽ thông báo và mời KH đến tiêm.
Thưa bác sĩ!
Tôi năm nay 43 tuổi, bị mẩn cảm với các thành phần kháng sinh trong vaccine. Năm 3 tuổi tiêm vaccine ngừa uốn ván bị sốc phản vệ suýt chết. Bác sĩ tại bệnh viện chẩn đoán đó là sốc phản vệ độ 3, 4. Sau này phải cẩn thận với kháng sinh và vaccine, từ đó đến nay tôi chưa ...
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào anh/chị,
Với thông tin mà anh/chị cung cấp, anh chị thuộc nhóm cần thận trọng khi tiêm chủng vắc xin Covid-19 và anh chị cần được thăm khám và tiêm chủng tại bệnh viện, nơi có đủ các trang thiết bị cấp cứu nếu không may có phản vệ xảy ra (tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm).
Tôi 58 tuổi, bị bệnh mạch vành đã mổ bắt cầu được 15 tháng, hiện tại đang uống một số các loại thuốc, trong đó có loại chống đông aspirin, vậy tôi có tiêm vaccine Covid-19 được không?
Chào bác, Với tình trạng bệnh mạch vành đã mổ bắc cầu và có dùng chống kết tập tiểu cầu Aspirine thì theo quy định của Bộ Y tế (Quyết Định 2995). Bác nên đi khám sàng lọc và chích ngừa tại bệnh viện hoặc cơ sở có đủ năng lực cấp cứu ban đầu. Khi đi tiêm ngừa bác sĩ khám sàng lọc sẽ thăm khám đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của bác trước khi chỉ định tiêm. Điều quan trọng là bác nên tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sỹ về theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng để kịp thời xử trí khi có dấu hiệu bất thường xảy ra. Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Tôi hiện đang điều trị bệnh trầm cảm, rối loạn thần kinh thực vật và tiền đình thì có tiêm vaccine Covid-19 được không? Xin cảm ơn!
Chào chị, Hiện tại chị đang điều trị trầm cảm, rối loạn thần kinh thực vật, rối loạn tiền đình đã được bao lâu, nếu chị vẫn đang dùng thuốc nhưng tình trạng bệnh hiện tại ổn định thì chị vẫn có thể tiêm vaccine Covid-19 (ổn định được hiểu là trong vòng 3 tháng không phải nhập viện điều trị hay phải tăng liều lượng thuốc điều trị). Để đảm bảo hơn cho sức khỏe, chị nên xin ý kiến của bác sỹ điều trị chuyên khoa, đồng thời cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh lý và đơn thuốc đang điều trị cho bác sỹ khám sàng lọc để bác sỹ xem xét đánh giá và khám tình trạng sức khỏe hiện tại để có quyết định tiêm chủng ngay hay hoãn tiêm. Cảm ơn câu hỏi của chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Kính thưa bác sĩ, ba em bị tiểu cầu thấp 50.000/150.000 đã xét nghiệm và khám bệnh nhiều ở bệnh viện nhưng vẫn chưa tìm được nguyên nhân gây tiểu cầu thấp. Ba em vẫn không có triệu chứng dễ chảy máu hay dễ bầm dưới da của bệnh tiểu cầu thấp, chỉ khi xét nghiệm máu mới phát hiện. Vậy ba em có chích ...
Chào bạn. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những người có tiền sử về rối loạn đông cầm máu, bất thường về các chỉ số đông - cầm máu hoặc những người đang điều trị thuốc kháng đông thuộc nhóm đối tượng thận trọng khi tiêm chủng vaccine Covid-19, do những người này có nguy cơ về rối loạn đông máu dẫn đến chảy máu/bầm tím vết tiêm hơn những người bình thường khác nên cần tiêm chủng trong bệnh viện hoặc nơi có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. Khi đi tiêm ngừa bác sĩ khám sàng lọc sẽ thăm khám đánh giá tình trạng sức khỏe hiện tại của ba bạn trước khi chỉ định tiêm. Ba Bạn cần thông báo thông tin này cho bác sỹ để bác sỹ đánh giá trước khi tiêm chủng. Đồng thời bạn cũng cần báo cho Điều dưỡng phòng tiêm trước khi tiêm chủng để điều dưỡng có kỹ thuật tiêm đặc biệt dành riêng cho trường hợp của ba bạn để tránh chảy máu vết tiêm. Chúc gia đinh bạn sức khỏe.
Cách đây 5 năm tôi bị thai lưu và sảy thai liên tục bác sĩ chuẩn đoán tôi bị hội chứng antiphospholipid sau đó tôi có thai lại thì phải tiêm và dùng thuốc suốt thai kỳ, hiện tại tôi không phải dùng nữa, xin hỏi tôi có tiêm phòng vaccine Covid-19 được không? Loại nào thì an toàn hơn cho bệnh của tôi? Tôi ...
Chào chị. Hội chứng antiphospholipid xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn tạo ra các tự kháng thể khiến máu dễ bị đông lại tạo ra các cục huyết khối. Trong trường hợp của chị mặc dù thời gian qua không còn điều trị thuốc nữa nhưng về Hội chứng antiphospholipid hoặc những người từng có tiền sử bệnh về rối loạn đông máu (tự miễn hay mắc phải) cần thận trọng khi tiêm ngừa vaccine Covid-19. Chính vì vậy, chị cần được khám sàng lọc tại bệnh viện và cần xin thêm ý kiến của bác sỹ chuyên khoa về tình trạng hội chứng bệnh của chị để cân nhắc cho chỉ định tiêm chủng hoặc hoãn tiêm tùy theo mức độ bệnh và sự cần thiết của việc tiêm vaccine. Tất cả các loại vaccine Covid-19 đều có khả năng gây nên huyết khối mặc dù tỷ lệ gây ra huyết khối sau tiêm rất hiếm gặp. Tuy nhiên Bộ Y tế đã đưa ra những khuyến cáo về theo dõi huyết khối sau tiêm cụ thể như: Huyết khối có thể xuất hiện từ 4 – 28 ngày sau tiêm; có các biểu hiện như: + Đau đầu dai dẳng, dữ dội (đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với thuốc giảm đau thông thường. + Các triệu chứng thần kinh khu trú. + Co giật, hoặc mờ hoặc nhìn đôi. + Khó thở hoặc đau ngực. + Đau bụng hoặc đau bụng dữ dội. + Đau, phù chi dưới. + Có thể biểu hiện chảy máu, xuất huyết da, hoặc xuất huyết nội tạng. Khi có các biểu hiện trên, chị cần đến khám ngay tại bệnh viện để được phát hiện và điều trị sớm. Cảm ơn câu hỏi của chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Bạn đã được chuyển sang trang đăng ký của VNVC, đối tác VnExpress