VẮC XIN ABHAYRAB 0.5ML (ẤN ĐỘ) PHÒNG BỆNH DẠI (Tiêm trong da)

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có đến 59.000 người tử vong do dại. Dại là căn bệnh nguy hiểm vô cùng nguy hiểm khi phát hiện, 100% người bị vật cắn khi đã lên cơn dại sẽ tử vong. Chủ động tiêm phòng bệnh dại là việc rất cần thiết, tạo miễn dịch chủ động phòng bệnh dại cho trẻ em và người lớn.
Thông tin về Vắc xin Abhayrab (Ấn Độ)
Vắc xin Abhayrab (Ấn Độ) tạo miễn dịch chủ động chống lại virus dại để dự phòng và điều trị sau khi phơi nhiễm cho người (sau khi tiếp xúc với con vật bị dại hoặc nghi ngờ dại).
Vắc xin để tạo miễn dịch dự phòng của những nhóm đối tượng có nguy cơ cao như bác sỹ thú y, nhân viên y tế, nhân viên làm việc trong rừng hoặc sở thú, thợ săn, nhân viên phòng thí nghiệm có tiếp xúc với nguyên liệu có nghi ngờ mang virus dại, người có vật nuôi trong nhà.
Đây là loại vắc xin được sản xuất theo công nghệ mới, cải thiện vượt bậc so với các loại vắc xin phòng dại thế hệ cũ.
Cách dùng
- Hoàn nguyên vắc xin đông khô cùng với dung dịch pha loãng kèm theo. Tiêm bắp vắc xin hoàn nguyên (toàn bộ vắc xin chứa trong lọ) vào vùng cơ delta. Vắc xin hoàn nguyên phải được sử dụng ngay và không giữ lại để sử dụng sau.
Đường tiêm
- Tiêm trong da (ID), tiêm ở cẳng tay hoặc cánh tay.
Liều dùng
- Một liều tiêm trong da (ID) là 0,1mL vắc xin đã hoàn nguyên, nghĩa là bằng 1/5 liều tiêm bắp.
- Phác đồ tiêm vắc xin nên được áp dụng theo tình huống tiêm vắc xin và tình trạng miễn dịch đối với bệnh dại của người tiêm.
Lịch tiêm vắc xin dại
Trước phơi nhiễm
Phác đồ tiêm bắp
- Liều tiêm: 0,5ml/1 liều
- Liều cơ bản: Vào các ngày N0 - N7 - N21 (hoặc N28).
- Liều nhắc 1 năm sau liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 5 năm*.
Phác đồ tiêm trong da
- Liều tiêm: 0,1ml/1 liều
- Liều cơ bản: Vào các ngày N0 - N7 - N21 (hoặc N28).
- Liều nhắc 1 năm sau liều cơ bản, sau đó nhắc lại mỗi 5 năm*.
(*) Dành cho người có nguy cơ cao như nhân viên làm trong phòng thí nghiệm về nghiên cứu hay sản xuất liên quan đến Dại, bác sỹ thú y, người thám hiểm hang động, người điều khiển thú và người gác rừng trong vùng có bệnh dại ở động vật…
Sau phơi nhiễm
- Người chưa tiêm dự phòng dại trước đó hoặc tiêm chưa đủ liều:
- 1. Tiêm bắp
- Tiêm 3 liều(*): vào các ngày N0 - N3 - N7
- Tiêm 5 liều (**) vào các ngày N0 - N3 - N7 - N14 - N28
Lịch tiêm đặt biệt: 4 liều theo lịch: 2 mũi N0 (ở 2 bên chi) - N7 - N21
Lịch tiêm đặc biệt áp dụng trong trường hợp: Không có sẵn huyết thanh kháng dại tại điểm tiêm vắc xin và xa nơi tiêm huyết thanh kháng dại mà người bị thương chưa thể tiếp cận ngay.
- 2. Tiêm trong da
- Tiêm 2 mũi/1 lần x 3 lần (*): vào các ngày N0 - N3 - N7
- Tiêm 2 mũi/1 lần x 4 lần (**): vào các ngày N0 - N3 - N7 - N28
- Liều lượng: 0,1 ml/1 mũi
Lưu ý:
(*) Con vật sống khỏe mạnh sau 10 ngày theo dõi
(**) Con vật chết, bệnh, không theo dõi được trong vòng 10 ngày
Đi tiêm vắc xin dại ngay sau khi bị động vật cắn hoặc càng tiêm càng sớm càng tốt.
Có thể phải kết hợp tiêm vắc xin dại với huyết thanh kháng dại (tùy thuộc vào vết thương, tình trạng sức khỏe của người bị cắn, tình trạng con vật tại thời điểm cắn và trong vòng 10 ngày theo dõi…)
2. Người đã tiêm dự phòng đủ liều trước phơi nhiễm hoặc sau phơi nhiễm ít nhất 3 mũi vắc xin dại công nghệ tế bào:
- Tiêm 2 mũi vào các ngày N0 - N3. Có thể tiêm đường bắp (0,5 ml/1 mũi) hoặc tiêm trong da (0,1 ml/1 mũi).
Chống chỉ định:
- Không tiêm bắp ở người có rối loạn chảy máu như hemophili hoặc giảm tiểu cầu.
Trường hợp trước phơi nhiễm:
- Hoãn tiêm khi khách hàng có sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnh mạn tính.
- Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của vắc xin.
Trường hợp sau phơi nhiễm:
- Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm, do vậy không có chống chỉ định nào trong trường hợp điều trị sau phơi nhiễm.
Tương tác
- Không có sự tương tác với các chế phẩm khác. Tuy nhiên không sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid vì những thuốc này có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ.
Tác dụng phụ:
- Tác dụng phụ nhẹ tại chỗ tiêm: đau tại chỗ tiêm, ngứa, sốt, chóng mặt đau đầu…
Thận trọng:
- Không sử dụng đồng thời các thuốc ức chế miễn dịch như corticosteroid vì những thuốc này có thể cản trở quá trình sinh kháng thể bảo vệ.
- Trong trường hợp vết cắn rất nặng và tại vị trí vết thương, gần đầu, nên thấm tại chỗ vết thương bằng globulin miễn dịch kháng virus dại.
- Trì hoãn việc bắt đầu điều trị sau phơi nhiễm, điều trị không triệt để hay không đủ phác đồ có thể làm cho việc bảo vệ bị thất bại.
Chú ý đặc biệt:
- Phụ nữ có thai: Hiện chưa có các bằng chứng liệu Abhayrab có gây ra quái thai hay không hoặc ảnh hưởng trên khả năng sinh sản. Vì vậy chỉ dùng trên phụ nữ có thai khi rõ ràng cần thiết
- Phụ nữ cho con bú: bệnh dại là bệnh chết người vì vậy không có hạn chế nào trên phụ nữ cho con bú
- Sử dụng ở trẻ em: bệnh dại là bệnh chết người, không có giới hạn tuổi tác và sử dụng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi.
Bảo quản:
- Bảo quản ở nhiệt độ 2 độ C đến 8 độ C, tránh đông đá