"Nghiêm cấm phim có tình tiết cổ xúy cho hành vi vi phạm pháp luật, như phạm tội nhưng không bị xử lý, sống ích kỷ" đang là câu chuyện "nóng" được đem lên bàn nghị sự những ngày qua. Nêu quan điểm này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, thiếu tướng Lê Tấn Tới lấy ví dụ: "Bộ phim 'Người phán xử', sau khi được chiếu vào khung giờ vàng trên sóng Đài truyền hình quốc gia, đã khiến tình hình các băng ổ nhóm tội phạm, xã hội đen gia tăng".
Một số ý kiến bày tỏ sự đồng tình với quan điểm "cấm chiếu phim cổ xúy vi phạm pháp luật":
>> Phim Việt nhàm chán vì mô-típ 'thiện ngu ngốc, ác tận cùng'
Cho rằng dòng phim tội phạm không có nhiều giá trị giáo dục, thẩm mỹ, ảnh hưởng xấu trẻ nhỏ, vị thành niên, một bộ phận khán giả lo ngại:
Trong khi đó, trước đề xuất của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, nhiều người trong giới làm phim cho rằng đề xuất mang tính chủ quan, thiếu căn cứ, bởi chưa có nghiên cứu xã hội học, số liệu nào chứng minh phim ảnh tác động đến việc hình thành các băng nhóm tội phạm. Các nghệ sĩ chung nhận định phim tội phạm Việt thường tái hiện cuộc chiến cam go giữa hai thế lực thiện, ác, sau cùng đều đề cao vẻ đẹp chính nghĩa.
>> Tô hồng hiện thực không làm phim Việt hay hơn
Ủng hộ quan điểm này, nhiều độc giả phân tích:
>> Phim Việt bội thực hình ảnh người mẹ tàn độc
"Phim phải có tính giáo dục, nhưng nhiều quy định gò bó vô hình biến các tác phẩm thành những bài đạo đức, giáo dục công dân nhạt nhẽo", đó cũng là quan điểm của nhiều khán giả xem phim. Trong khi đó, thể loại bạo lực, kinh dị luôn là một phần không thể thiếu của phim ảnh thế giới và được quản lý dễ dàng bởi cơ quan kiểm duyệt, cũng như bằng cách dán nhãn lứa tuổi phù hợp, và cảnh báo trước khi xem:
>> Bạn nghĩ sao về đề xuất 'cấm phim cổ xúy vi phạm pháp luật'? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.