Hiện nay, xe buýt và xe gắn máy là hai phương tiện phát triển ngược chiều nhau. Nhiều người trước đây đã từng sử dụng xe buýt để đi làm, đi học nhưng nay gặp kẹt xe kéo dài, gặp rất nhiều trở ngại mất thời gian, bê trễ công việc.
Vậy nên họ đành chuyển sang sử dụng xe gắn máy để không bị động như xe buýt. Vì thế xe gắn máy càng đông đúc trên đường và ngược lại xe buýt mất khách.
Ai muốn phơi mình nắng bụi khi sử dụng xe máy? Nhà chức trách đã cố gắng để phát triển xe buýt như ưu tiên luồng, tuyến như buýt nhanh BRT, nhưng thực tế không như mơ, như viễn cảnh ở nước ngoài.
>> "Năm lý do khiến người Việt 'không đón nhận xe buýt"
Rất nhiều người cho rằng việc ra, vào và lưu thông trên đường của xe buýt gây ùn tắc giao thông. Xe buýt to đùng mà chạy thì chạy ở làn trong của xe máy. Tấp vào trạm cho khách xuống xong thì giữ luôn làn đường phía trong của xe máy mà chạy, bóp còi giành đường ủm tỏi, xe máy bị ùn ứ, phải lấn tuyền, leo lề để tìm đường thoát; gây ùn ứ, kẹt xe.
Thế là xe buýt muốn không bị trễ chuyến phải chạy vào làn cùng xe máy,
rồi ép xe máy. Đây là một câu chuyện dài của ngành giao thông, của văn hóa giao thông, tâm lý giao thông... những yếu tố này tạo bức tranh hỗn loạn.
>> 'Một xe buýt giúp giảm 161 ôtô'
Tôi nghĩ nên có một năm "đồng hành cùng xe buýt", làm cho xe buýt trở thành phương tiện vận chuyển văn minh, lịch sự, đúng giờ, đúng tuyến (không lấn sang phần đường của xe gắn máy, trừ khi ghé hoặc xuất trạm), lên xuống đúng trạm.
Cần đánh giá lại mạng lưới xe buýt để tái bố trí số lượng xe theo giờ cao điểm, giờ thấp điểm, chủng lọai xe (số chỗ ngồi) và nhất là định kỳ đào tạo về đạo đức của nhân viên xe buýt. Những điều đó sẽ tạo thành lực hút, thói quen cho những người đi xe gắn máy để họ chuyển dần sang dùng lại xe buýt.
Quốc
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.