Bức ảnh VĐV Gabriel Medina lơ lửng trên không trở thành tiêu điểm sau khi được đăng tải. Bức ảnh được đánh giá đẹp nhất Paris 2024, do nhiếp ảnh gia Jerome Brouillet của hãng tin Pháp AFP chụp ở cuộc thi lướt sóng tại Teahupo’o, Tahiti – cách Paris khoảng 15.000 km về phía Tây.
"Tôi không thể nhìn thấy anh ấy phía sau con sóng, và khi xuất hiện thì tôi chụp bốn bức ảnh", Brouillet nói với báo Anh Guardian. "Chụp ảnh không khó. Quan trọng hơn là dự đoán khoảnh khắc và vị trí Medina bắt đầu lướt sóng".
Medina mừng thành tích đạt 9,9 điểm ở vòng 1/8, cũng là điểm số cao nhất một đợt thi đấu trong lịch sử Olympic. Sau đó, anh thua ở bán kết, nhưng rồi thắng VĐV Peru Alonso Correa để giành HC đồng.
Bức ảnh VĐV Gabriel Medina lơ lửng trên không trở thành tiêu điểm sau khi được đăng tải. Bức ảnh được đánh giá đẹp nhất Paris 2024, do nhiếp ảnh gia Jerome Brouillet của hãng tin Pháp AFP chụp ở cuộc thi lướt sóng tại Teahupo’o, Tahiti – cách Paris khoảng 15.000 km về phía Tây.
"Tôi không thể nhìn thấy anh ấy phía sau con sóng, và khi xuất hiện thì tôi chụp bốn bức ảnh", Brouillet nói với báo Anh Guardian. "Chụp ảnh không khó. Quan trọng hơn là dự đoán khoảnh khắc và vị trí Medina bắt đầu lướt sóng".
Medina mừng thành tích đạt 9,9 điểm ở vòng 1/8, cũng là điểm số cao nhất một đợt thi đấu trong lịch sử Olympic. Sau đó, anh thua ở bán kết, nhưng rồi thắng VĐV Peru Alonso Correa để giành HC đồng.
VĐV Triều Tiên và Hàn Quốc vượt qua định kiến để cùng nhau chụp ảnh lưu niệm. Khoảnh khắc được ghi lại trên bục trao huy chương nội dung bóng bàn đôi nam nữ. HC đồng Lim Jong-hoon của Hàn Quốc cầm điện thoại chụp, trong khi hai tay vợt HC bạc của Triều Tiên Ri Jong-sik và Kim Kum-yong đứng giữa, phía sau là Shin Yu-bin của Hàn Quốc và cặp đôi HC vàng Trung Quốc Wang Chuqin – Sun Yingsha.
Tờ Guardian bình luận: “Đây là một màn thể hiệp sự hoà hợp hiếm hoi giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. VĐV hai nước đã gạt bỏ định kiến để cùng nhau chụp ảnh trên bục vinh quang. Hình ảnh lan truyền rõ ràng cho thấy sức mạnh đoàn kết trong thể thao”.
VĐV Triều Tiên và Hàn Quốc vượt qua định kiến để cùng nhau chụp ảnh lưu niệm. Khoảnh khắc được ghi lại trên bục trao huy chương nội dung bóng bàn đôi nam nữ. HC đồng Lim Jong-hoon của Hàn Quốc cầm điện thoại chụp, trong khi hai tay vợt HC bạc của Triều Tiên Ri Jong-sik và Kim Kum-yong đứng giữa, phía sau là Shin Yu-bin của Hàn Quốc và cặp đôi HC vàng Trung Quốc Wang Chuqin – Sun Yingsha.
Tờ Guardian bình luận: “Đây là một màn thể hiệp sự hoà hợp hiếm hoi giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. VĐV hai nước đã gạt bỏ định kiến để cùng nhau chụp ảnh trên bục vinh quang. Hình ảnh lan truyền rõ ràng cho thấy sức mạnh đoàn kết trong thể thao”.
Tinh thần như He Bingjiao còn được thể hiện rõ ràng sau chung kết thể dục tự do cá nhân nữ. Biểu tượng của Mỹ Simone Biles cùng đồng hương Jordan Chiles, lần lượt giành HC bạc và đồng, quỳ gối và cúi chào để nhường toàn bộ sự chú ý cho nhà vô địch Rebeca Andrade của Brazil.
Họ là những VĐV Olympic cạnh tranh khốc liệt trên sàn đấu, nhưng cũng là những người bạn tốt ngoài đời, hoặc ít nhất là trân trọng tài năng của nhau. “Tôi nghĩ tất cả về tinh thần thể thao và chúng tôi không quan tâm đến thắng hay thua”, Biles nói. “Chúng tôi luôn giữ thái độ tốt và sự ủng hộ dành cho đối thủ, vì tất cả cùng làm việc chăm chỉ như nhau cho ngôi cao nhất”.
Tinh thần như He Bingjiao còn được thể hiện rõ ràng sau chung kết thể dục tự do cá nhân nữ. Biểu tượng của Mỹ Simone Biles cùng đồng hương Jordan Chiles, lần lượt giành HC bạc và đồng, quỳ gối và cúi chào để nhường toàn bộ sự chú ý cho nhà vô địch Rebeca Andrade của Brazil.
Họ là những VĐV Olympic cạnh tranh khốc liệt trên sàn đấu, nhưng cũng là những người bạn tốt ngoài đời, hoặc ít nhất là trân trọng tài năng của nhau. “Tôi nghĩ tất cả về tinh thần thể thao và chúng tôi không quan tâm đến thắng hay thua”, Biles nói. “Chúng tôi luôn giữ thái độ tốt và sự ủng hộ dành cho đối thủ, vì tất cả cùng làm việc chăm chỉ như nhau cho ngôi cao nhất”.
Paris 2024 còn có những khoảnh khắc lãng mạn. Sau khi giành HC vàng cầu lông đôi nam nữ, tay vợt Trung Quốc Huang Yaqiong đã được bạn trai Liu Yuchen cầu hôn ngay tại sân. "Hôm nay tôi vừa là nhà vô địch Olympic, vừa là người được cầu hôn", Huang nói trong hạnh phúc. Sau đó, cặp đôi còn chụp ảnh cưới tại Paris.
Vị trí cầu hôn được thay đổi khi nữ VĐV Pháp Alice Finot cầu hôn bạn trai, tại sân Stade de France, sau chung kết chạy 3.000m vượt chướng ngại vật. Finot ngỏ lời cầu hôn bằng một chiếc ghim có chữ “Tình yêu ở Paris”, trước đó cô tự hứa sẽ quỳ gối nếu hoàn thành phần thi dưới chín phút. Cuối cùng, Finot cán đích ở 8 phút 58 giây 67, để đứng thứ tư, nhưng phá kỷ lục châu Âu.
Paris 2024 còn có những khoảnh khắc lãng mạn. Sau khi giành HC vàng cầu lông đôi nam nữ, tay vợt Trung Quốc Huang Yaqiong đã được bạn trai Liu Yuchen cầu hôn ngay tại sân. "Hôm nay tôi vừa là nhà vô địch Olympic, vừa là người được cầu hôn", Huang nói trong hạnh phúc. Sau đó, cặp đôi còn chụp ảnh cưới tại Paris.
Vị trí cầu hôn được thay đổi khi nữ VĐV Pháp Alice Finot cầu hôn bạn trai, tại sân Stade de France, sau chung kết chạy 3.000m vượt chướng ngại vật. Finot ngỏ lời cầu hôn bằng một chiếc ghim có chữ “Tình yêu ở Paris”, trước đó cô tự hứa sẽ quỳ gối nếu hoàn thành phần thi dưới chín phút. Cuối cùng, Finot cán đích ở 8 phút 58 giây 67, để đứng thứ tư, nhưng phá kỷ lục châu Âu.
VĐV thể dục dụng cụ Trung Quốc bắt chước đối thủ cắn huy chương. Một video cho thấy HC bạc cầu thăng bằng Zhou Yaqin bối rối khi nhìn thấy, rồi vội vã làm theo hành động cắn huy chương của hai VĐV Italy Alice D’Amato và Manila Esposito. Thực tế, Zhou chỉ đưa huy chương lên miệng nhưng không cắn.
Đây là lần đầu tiên Zhou dự Thế vận hội. Hành động làm theo của Zhou được báo chí thế giới cho rằng, là lầm tưởng đây là hành động bắt buộc đối với những người giành huy chương.
Theo truyền thống xưa cũ, việc cắn huy chương nhằm kiểm tra xem huy chương có đúng là vàng thật không. Nhưng ngày nay, đó là hành động mà các phóng viên ảnh thường yêu cầu các VĐV làm khi chụp hình.
VĐV thể dục dụng cụ Trung Quốc bắt chước đối thủ cắn huy chương. Một video cho thấy HC bạc cầu thăng bằng Zhou Yaqin bối rối khi nhìn thấy, rồi vội vã làm theo hành động cắn huy chương của hai VĐV Italy Alice D’Amato và Manila Esposito. Thực tế, Zhou chỉ đưa huy chương lên miệng nhưng không cắn.
Đây là lần đầu tiên Zhou dự Thế vận hội. Hành động làm theo của Zhou được báo chí thế giới cho rằng, là lầm tưởng đây là hành động bắt buộc đối với những người giành huy chương.
Theo truyền thống xưa cũ, việc cắn huy chương nhằm kiểm tra xem huy chương có đúng là vàng thật không. Nhưng ngày nay, đó là hành động mà các phóng viên ảnh thường yêu cầu các VĐV làm khi chụp hình.
Người hùng bất đắc dĩ xuất hiện tại môn bơi, khi tình nguyện nhảy xuống bể và vớt mũ cho VĐV Mỹ Emma Weber. Trước đó, các trọng tài phát hiện mũ bơi nổi giữa hồ và phải tạm dừng các cuộc thi.
Nhân viên Olympic này cởi đồ, để lộ chiếc quần bơi sặc sỡ, rồi tự tin bước ra bể trong tiếng reo hò, cổ vũ của khán giả. Sau khi thực hiện củ nhảy gọn gàng, anh lặn một hơi đến chỗ chiếc mũ, trước khi bước lên bờ trong tiếng hoan hô của khán giả. Màn “chiếm sóng” lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, nhưng danh tính được giữ kín. Theo hãng tin AP, anh là một nhân viên cứu hộ được ban tổ chức bố trí tại bể bơi.
Người hùng bất đắc dĩ xuất hiện tại môn bơi, khi tình nguyện nhảy xuống bể và vớt mũ cho VĐV Mỹ Emma Weber. Trước đó, các trọng tài phát hiện mũ bơi nổi giữa hồ và phải tạm dừng các cuộc thi.
Nhân viên Olympic này cởi đồ, để lộ chiếc quần bơi sặc sỡ, rồi tự tin bước ra bể trong tiếng reo hò, cổ vũ của khán giả. Sau khi thực hiện củ nhảy gọn gàng, anh lặn một hơi đến chỗ chiếc mũ, trước khi bước lên bờ trong tiếng hoan hô của khán giả. Màn “chiếm sóng” lan truyền nhanh chóng trên mạng xã hội, nhưng danh tính được giữ kín. Theo hãng tin AP, anh là một nhân viên cứu hộ được ban tổ chức bố trí tại bể bơi.
Nhưng Olympic cũng có nhiều hình ảnh lan truyền, mà ở dưới là hàng trăm nghìn bình luận tranh cãi. Đó là khoảnh khắc ở phần cuối lễ khai mạc, khi một người đàn ông được sơn màu xanh, quấn chuỗi hoa và trái cây và chỉ mặc quần lót xuất hiện.
Ông là nghệ sĩ Pháp Gedeon, đang hoá thân thành Dionysus – vị Thần Hy Lạp của rượu vang, lễ hội và sự hoang dã. Phía sau là các diễn viên mô phỏng bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng” của Leonardo da Vinci, bị nhiều người theo đạo Thiên chúa lên án. Bức tranh của Leonardo gồm 13 người, khắc họa bữa ăn cuối của Chúa Jesus với các tông đồ trước khi Chúa bị đóng đinh. Còn tiết mục ở Olympic có khoảng 20 vũ công, gồm những người chuyển giới trình diễn, thể hiện không khí hân hoan hội hè. Đồng thời, phần trình diễn được cho nhằm tôn vinh lễ hội và rượu nho của Pháp.
Nhưng Olympic cũng có nhiều hình ảnh lan truyền, mà ở dưới là hàng trăm nghìn bình luận tranh cãi. Đó là khoảnh khắc ở phần cuối lễ khai mạc, khi một người đàn ông được sơn màu xanh, quấn chuỗi hoa và trái cây và chỉ mặc quần lót xuất hiện.
Ông là nghệ sĩ Pháp Gedeon, đang hoá thân thành Dionysus – vị Thần Hy Lạp của rượu vang, lễ hội và sự hoang dã. Phía sau là các diễn viên mô phỏng bức tranh “Bữa tiệc cuối cùng” của Leonardo da Vinci, bị nhiều người theo đạo Thiên chúa lên án. Bức tranh của Leonardo gồm 13 người, khắc họa bữa ăn cuối của Chúa Jesus với các tông đồ trước khi Chúa bị đóng đinh. Còn tiết mục ở Olympic có khoảng 20 vũ công, gồm những người chuyển giới trình diễn, thể hiện không khí hân hoan hội hè. Đồng thời, phần trình diễn được cho nhằm tôn vinh lễ hội và rượu nho của Pháp.
Vài ngày sau, tranh cãi đổ dồn vào trận quyền Anh thuộc vòng 1/8 hạng dưới 66kg nữ, khi võ sĩ Italy Angela Carini bỏ cuộc sau 46 giây, trước võ sĩ Algeria Imane Khelif. Cảm xúc lấn át khiến Carini quỳ gối và bật khóc trên võ đài. Sau đó, cô nói rằng bỏ cuộc để bảo toàn tính mạng, trước cú đấm mạnh của Khelif.
Phản ứng của Carini châm ngòi cho cuộc tranh cãi kéo dài đến hết Olympic 2024, trong bối cảnh Khelif và võ sĩ Đài Loan Lin Yu-Ting bị nghi ngờ giới tính. Trước đó, cả hai bị loại khỏi giải vô địch thế giới 2023 do Liên đoàn Boxing thế giới (IBA) tổ chức, với cáo buộc không vượt qua kiểm tra giới tính.
Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) vẫn cho cả hai tham dự Olympic, do không công nhận kết quả và đã tước tư cách thành viên của IBA. Cuối cùng, Khelif và Lin lần lượt vô địch hạng 66kg và 57kg nữ.
Vài ngày sau, tranh cãi đổ dồn vào trận quyền Anh thuộc vòng 1/8 hạng dưới 66kg nữ, khi võ sĩ Italy Angela Carini bỏ cuộc sau 46 giây, trước võ sĩ Algeria Imane Khelif. Cảm xúc lấn át khiến Carini quỳ gối và bật khóc trên võ đài. Sau đó, cô nói rằng bỏ cuộc để bảo toàn tính mạng, trước cú đấm mạnh của Khelif.
Phản ứng của Carini châm ngòi cho cuộc tranh cãi kéo dài đến hết Olympic 2024, trong bối cảnh Khelif và võ sĩ Đài Loan Lin Yu-Ting bị nghi ngờ giới tính. Trước đó, cả hai bị loại khỏi giải vô địch thế giới 2023 do Liên đoàn Boxing thế giới (IBA) tổ chức, với cáo buộc không vượt qua kiểm tra giới tính.
Uỷ ban Olympic quốc tế (IOC) vẫn cho cả hai tham dự Olympic, do không công nhận kết quả và đã tước tư cách thành viên của IBA. Cuối cùng, Khelif và Lin lần lượt vô địch hạng 66kg và 57kg nữ.
Hiếu Lương
Ảnh: AP, AFP, Reuters