"Những hiện vật này phần nào tái hiện lại cuộc sống, sinh hoạt và lao động của các thế hệ cha ông của làng, giúp thế hệ trẻ thêm hiểu và tự hào về quê hương", ông Trần Quang Khánh, chủ tịch UBND xã cho biết lý do lập "bảo tàng" này.
Hai năm nay, nơi đây trở thành không gian gần gũi và thú vị cho người già, người trẻ trong thôn tới tham quan.
"Những hiện vật này phần nào tái hiện lại cuộc sống, sinh hoạt và lao động của các thế hệ cha ông của làng, giúp thế hệ trẻ thêm hiểu và tự hào về quê hương", ông Trần Quang Khánh, chủ tịch UBND xã cho biết lý do lập "bảo tàng" này.
Hai năm nay, nơi đây trở thành không gian gần gũi và thú vị cho người già, người trẻ trong thôn tới tham quan.
Quá trình sưu tầm hiện vật cho "bảo tàng" mất khoảng một năm. Ngoài thông báo trên loa đài, chính quyền xã lập ra những đội nhóm đi đến từng gia đình vận động.
"Người dân hưởng ứng nhiệt tình vì biết rằng nếu không lưu giữ thì sẽ mất hết", ông An Đức Độ, 80 tuổi, một trong các thành viên đi sưu tầm chia sẻ.
Trong ảnh là chiếc điếu bát hút thuốc lào của cụ Thọng, ở xóm 6. Con dâu cụ Thọng cho biết món đồ có tuổi đời hơn 100 năm.
Quá trình sưu tầm hiện vật cho "bảo tàng" mất khoảng một năm. Ngoài thông báo trên loa đài, chính quyền xã lập ra những đội nhóm đi đến từng gia đình vận động.
"Người dân hưởng ứng nhiệt tình vì biết rằng nếu không lưu giữ thì sẽ mất hết", ông An Đức Độ, 80 tuổi, một trong các thành viên đi sưu tầm chia sẻ.
Trong ảnh là chiếc điếu bát hút thuốc lào của cụ Thọng, ở xóm 6. Con dâu cụ Thọng cho biết món đồ có tuổi đời hơn 100 năm.
Chiếc chum sành chứa được vài tạ thóc từng thuộc sở hữu của gia đình ông Dạng ở xóm 9. Chum còn nguyên núm, nắp đậy, chất men bóng đẹp. Nhiều người săn lùng đồ cổ tìm đến trả giá cả chục triệu nhưng gia đình ông không bán.
Chiếc chum sành chứa được vài tạ thóc từng thuộc sở hữu của gia đình ông Dạng ở xóm 9. Chum còn nguyên núm, nắp đậy, chất men bóng đẹp. Nhiều người săn lùng đồ cổ tìm đến trả giá cả chục triệu nhưng gia đình ông không bán.
Bộ bát hình con gà từng được sử dụng trong bữa cơm gia đình từ thế kỷ 19. Hiện vật này được gia đình rất quý, trưng bày trong tủ nhiều năm, song nghe lời kêu gọi họ đã tặng lại cho "bảo tàng".
Bộ bát hình con gà từng được sử dụng trong bữa cơm gia đình từ thế kỷ 19. Hiện vật này được gia đình rất quý, trưng bày trong tủ nhiều năm, song nghe lời kêu gọi họ đã tặng lại cho "bảo tàng".
Bên cạnh những chiếc mâm đồng, những chiếc mâm gỗ mộc mạc cũng được trưng bày ở một góc trang trọng trong nhà truyền thống. Trong số này có chiếc mâm gỗ hình chữ nhật của gia đình cụ Đặng Văn Quế sử dụng trong giỗ, chạp từ thế kỷ 19.
Bên cạnh những chiếc mâm đồng, những chiếc mâm gỗ mộc mạc cũng được trưng bày ở một góc trang trọng trong nhà truyền thống. Trong số này có chiếc mâm gỗ hình chữ nhật của gia đình cụ Đặng Văn Quế sử dụng trong giỗ, chạp từ thế kỷ 19.
Điển hình trong các hiện vật có chiếc xe đạp Hữu Nghị, được Nhà nước tặng cho cụ Nguyễn Văn Năm - nguyên chủ tịch xã Yên Mỹ thời kỳ 1957-1960.
Ông Nguyễn Văn Trà, con trai của cụ Năm cho biết, chiếc xe có biển số 9E.801, thời xưa "đắt ngang xe Lexus bây giờ". Rất nhiều người đến hỏi mua, thậm chí đổi hai chiếc xe mới nhưng gia đình chỉ muốn lưu giữ cho con cháu. "Khi xã kêu gọi quyên góp hiện vật, gia đình chúng tôi thống nhất tặng", ông nói.
Điển hình trong các hiện vật có chiếc xe đạp Hữu Nghị, được Nhà nước tặng cho cụ Nguyễn Văn Năm - nguyên chủ tịch xã Yên Mỹ thời kỳ 1957-1960.
Ông Nguyễn Văn Trà, con trai của cụ Năm cho biết, chiếc xe có biển số 9E.801, thời xưa "đắt ngang xe Lexus bây giờ". Rất nhiều người đến hỏi mua, thậm chí đổi hai chiếc xe mới nhưng gia đình chỉ muốn lưu giữ cho con cháu. "Khi xã kêu gọi quyên góp hiện vật, gia đình chúng tôi thống nhất tặng", ông nói.
Trong nhà truyền thống có nhiều vật dụng chỉ còn trong ký ức những người già như: kẻng báo động khi có máy bay Mỹ thả bom và tập trung xã viên đi làm, cày 51, cày 58, gầu sòng, thau đồng, cối đá…
Trong nhà truyền thống có nhiều vật dụng chỉ còn trong ký ức những người già như: kẻng báo động khi có máy bay Mỹ thả bom và tập trung xã viên đi làm, cày 51, cày 58, gầu sòng, thau đồng, cối đá…
Hiện vật trưng bày khá đa dạng, ngoài những món đồ cổ có tuổi đời hơn trăm năm, cũng có những món đồ mới hơn, từng hiện diện trong các gia đình cách đây 20-30 năm.
Gia đình ông An Đức Độ đã đóng góp tới 24 hiện vật, trong đó nhiều món đồ có ý nghĩa với gia đình như chiếc liềm chấu bà nội ông sử dụng trước năm 1945, hay chiếc phích nước Rạng Đông có tuổi đời gần 50 năm.
Hiện vật trưng bày khá đa dạng, ngoài những món đồ cổ có tuổi đời hơn trăm năm, cũng có những món đồ mới hơn, từng hiện diện trong các gia đình cách đây 20-30 năm.
Gia đình ông An Đức Độ đã đóng góp tới 24 hiện vật, trong đó nhiều món đồ có ý nghĩa với gia đình như chiếc liềm chấu bà nội ông sử dụng trước năm 1945, hay chiếc phích nước Rạng Đông có tuổi đời gần 50 năm.
Bà Trần Thị Huệ, 68 tuổi, người trông coi nhà truyền thống cho biết, hàng ngày được quét dọn ở đây khiến bà vui vẻ và trải qua những năm tháng tuổi già có ý nghĩa. Gia đình bà cũng tặng cho "bảo tàng" một chiếc liễm (chạn) tuổi đời cả trăm năm.
Bà Trần Thị Huệ, 68 tuổi, người trông coi nhà truyền thống cho biết, hàng ngày được quét dọn ở đây khiến bà vui vẻ và trải qua những năm tháng tuổi già có ý nghĩa. Gia đình bà cũng tặng cho "bảo tàng" một chiếc liễm (chạn) tuổi đời cả trăm năm.
Hơn chục năm trở về trước, Yên Mỹ thường chịu lũ lụt hàng từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm nên nhà nào cũng có chiếc thuyền nhỏ để đi lại và các dụng cụ để đánh bắt tôm, cá. Từ khi thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, nơi đây không còn bị ngập lụt nữa.
"Khi sưu tầm đã thu được nhiều vật dụng mùa lụt. Chúng tôi lưu giữ lại hết để con cháu biết về lịch sử của vùng đất này", ông Độ cho biết thêm.
Hơn chục năm trở về trước, Yên Mỹ thường chịu lũ lụt hàng từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm nên nhà nào cũng có chiếc thuyền nhỏ để đi lại và các dụng cụ để đánh bắt tôm, cá. Từ khi thủy điện Sơn La đi vào hoạt động, nơi đây không còn bị ngập lụt nữa.
"Khi sưu tầm đã thu được nhiều vật dụng mùa lụt. Chúng tôi lưu giữ lại hết để con cháu biết về lịch sử của vùng đất này", ông Độ cho biết thêm.
Chủ tịch xã Trần Quang Khánh cho biết, ban đầu "bảo tàng" chỉ là ý tưởng trong phạm vi địa phương, không ngờ huyện Thanh Trì biết được đã tổ chức một buổi tham quan cho các xã khác để nhân rộng mô hình. "Nhưng đến nay vẫn chưa có xã nào làm được như chúng tôi", ông Khánh nói.
Chủ tịch xã Trần Quang Khánh cho biết, ban đầu "bảo tàng" chỉ là ý tưởng trong phạm vi địa phương, không ngờ huyện Thanh Trì biết được đã tổ chức một buổi tham quan cho các xã khác để nhân rộng mô hình. "Nhưng đến nay vẫn chưa có xã nào làm được như chúng tôi", ông Khánh nói.
Phan Dương