Tôi là dân IT, chơi mạng xã hội từ khi Interner bắt đầu vào Việt Nam (năm 1997). Tôi cũng từng là blogger, cũng có chút tiếng tăm thời Yahoo còn thống trị. Rồi sau này, tôi chuyển qua chơi và thường xuyên đăng những tác phẩm nhiếp ảnh do mình chụp lên Facebook.
Các bài viết của tôi khi ấy mỗi khi được đăng lên cũng nhận được hàng ngàn lượt like và cả trăm bình luận của bạn bè. Vậy nên, từ sáng đến tối, tôi cả ngày ngồi dán mắt vào điện thoại, canh từng lượt tương tác để vào trả lời lại ngay, trông đợi từng tiếng chuông báo có người mới thích hay bình luận ảnh của mình. Thậm chí, có hôm, giữa đêm tôi vẫn bừng tỉnh giấc, mở điện thoại ra xem có thông báo gì mới không?
Ngoài ra, ngày nào tôi cũng phải dành ra khoảng một, hai tiếng chỉ để đi bấm thích và bình luận đáp lễ, trả nợ cho những người khác trên mạng xã hội. Điều đó giống như một quy định ngầm trên mạng: tôi bấm like và bình luận cho bạn thì bạn cũng phải làm lại khi tôi đăng gì đó mới. Đúng theo kiểu: "Có qua có lại mới toại lòng nhau".
Sau một thời gian dài chìm đắm trong thế giới ảo đó, tôi thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt. Thậm chí, tôi còn xuất hiện cả một số triệu chứng của các bệnh liên quan đến việc sử dụng điện thoại mà mạng xã hội quá nhiều, từ sức khỏe thể chất đến vấn đề về tinh thần. Tôi cũng tự nhận thấy mình ngày một sao nhãng những mối quan hệ thiết thực trong cuộc sống hàng ngày, bỏ bê những thú vui, đam mê thực tế khác của bản thân...
>> 'Cấm dùng Facebook, YouTube, TikTok khiến con lạc hậu'
Cuối cùng, tôi đã đi đến một quyết định lớn, đánh dấu sự thay đổi toàn diện bản thân: từ bỏ Facebook để quay về với cuộc sống đời thường như trước đây. Sau đó, tôi đã không còn đăng tải thêm bất cứ bài viết, hình ảnh nào lên mạng nữa. Thỉnh thoảng, tôi cũng có ghé vào Facebook nhưng chỉ là ngó nghiêng xem thông tin xã hội là chính.
Từ khi "cai nghiện" được Facebook, tôi thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn vì dành được nhiều thời gian hơn cho gia đình, bạn bè và những người thân quen. Đồng thời, tôi cũng tham gia vào các hoạt động, sinh hoạt, giao lưu thể thao, văn hóa, văn nghệ... ở khu vực mình sinh sống. Từ đó, sức khỏe thể chất và đời sống tinh thần của tôi cũng dần được cải thiện, bệnh tật bị đẩy lùi.
Đến giờ, sau nhiều năm rời xa cuộc sống ảo trên mạng, tôi tự nhận thấy quyết định của mình là hoàn toàn đúng đắn. Không còn dùng Facebook mỗi ngày, tôi chẳng hề thấy mình "tối cổ", đi chậm hơn thời đại, thậm chí còn biết đâu mới là thực tế để sống hết mình, sống có ý nghĩa hơn.
Đến tháng 6/2023, gần 8/10 người dùng internet Việt Nam có sử dụng mạng xã hội và dành trung bình gần 3 giờ mỗi ngày để lướt, xem, tương tác. Gần một nửa người trẻ 18-34 tuổi thừa nhận họ kiểm tra mạng xã hội ngay khi vừa mở mắt vào buổi sáng và trước lúc chìm vào giấc ngủ, như một thói quen khó bỏ.
- 'Sai lầm khi cấm con dùng TikTok, Facebook, YouTube'
- 'Đáng mừng khi Gen Z rời bỏ Facebook'
- Xóa sổ Facebook
- 'Tôi đã xóa Facebook'
- Vợ tôi đăng mọi thứ lên Facebook
- Đăng ảnh chồng con lên Facebook