Chúng ta thường có những suy nghĩ rất nghịch lý. Một mặt thì phê bình hiện nay đào tạo đại học quá nhiều, chất lượng kém, mà chất lượng đào tạo đại học lại liên quan đến năng lực đầu vào (có những trường lấy điểm dưới trung bình); nhưng mặt khác lại nói chương trình THPT nhiều kiến thức không quan trọng, không cần nâng cao.
Việc phản ánh tư duy, năng lực học tập thông qua việc tiếp thu kiến thức và thể hiện bằng điểm thi. Nếu thi cử mà không có những bài khó (kiến thức nâng cao) thì làm sao sàng lọc, phân loại được người giỏi và dở, lúc đó tất cả người học đều đạt điểm cao như nhau (vì kiến thức cơ bản thì tỷ lệ làm được bài tuyệt đối là rất lớn) hoặc người dở cũng làm được điểm trên trung bình để vào đại học.
Có thể khi lớn lên đi làm, bạn tập trung vào một lĩnh vực nên những kiến thức khác là không cần thiết. Trái lại, có những lĩnh vực khác lại sử dụng kiến thức mà bạn cho là không quan trọng đối với bạn. Bạn không cần dùng, nhưng những người khác lại cần nó.
Có những môn học thuộc về việc nâng cao tư duy cho con người, giống như tập thể dục nhăm duy trì sức khỏe chứ không phải là để sử dụng vào mục đích thi thố. Nếu không học thì lúc cần lấy đâu mà dùng? Chúng ta đâu thể biết được tương lai cần sử dụng kiến thức gì để nói rằng nó quan trọng hay không mà quyết định bỏ hay không?
Lĩnh vực nào cũng đều có người lựa chọn và chính vì vậy mới có việc phân ban để tập trung học vào từng lĩnh vực mà học sinh hướng đến, bỏ qua nhưng môn học không quan trọng. Nếu chúng ta bỏ hẳn những môn cơ bản có vai trò sàng lọc trình độ, tư duy thì làm sao phân chia trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, vì lúc đó công nhân và kỹ sư chẳng khác nhau, bởi trình độ như nhau.
Một khi xã hội cần sàng lọc (phân chia công việc) thì người được học nhiều, kiến thức cao vẫn hơn người không học. Nếu ai không muốn học những môn đó thì các bạn cứ bỏ rồi chấp nhận không có bằng cấp và đi làm công nhân cho khỏi mệt đầu.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.