VnExpress Khoa học

NeuralMed - Điểm giao công nghệ và y học

NeuralMed - Điểm giao công nghệ và y học

Đơn vị: Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn

Mô tả sản phẩm: Trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, chuyển đổi số trong y tế, hay còn gọi là y tế số, cũng đang được chú trọng và phát triển một cách mạnh mẽ. Đây là có thể xem là việc ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện, làm thay đổi cá nhân và tổ chức trong lĩnh vực y tế từ cách thức tổ chức, tiếp cận, cách làm việc cho đến phương thức hoạt động. Nó mang lại lợi ích cho các quốc gia thông qua việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, tiết kiệm thời gian và tiền bạc, tăng hiệu quả trong khám chữa bệnh và đồng bộ hóa thông tin y tế.

Tại Việt Nam, tin y sinh vẫn là một lĩnh vực mới nhưng lại có đầy tiềm năng. Trên thực tế, việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành, khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện là rất quan trọng, vì nó giúp thực hiện tất cả các quy trình của bệnh viện nhanh hơn, công khai và minh bạch hơn, nâng cao sự hài lòng của người bệnh đồng thời giảm khối lượng công việc của nhân viên y tế. Tình hình đại dịch hiện nay cũng làm nhu cầu khám và chữa bệnh từ xa, cũng như tư vấn trực tuyến tăng cao. Hơn nữa, chăm sóc sức khỏe đang dần chuyển sang liệu pháp cá nhân hóa. Muốn vậy, các bệnh viện phải thu thập dữ liệu để từ đó đánh giá và xây dựng kế hoạch điều trị phù hợp với từng cá nhân. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, lượng thông tin mới từ các công trình nghiên cứu ngày càng nhiều và nhanh hơn.

Hiện nay, lượng thông tin y khoa đã tăng gấp đôi cứ sau mỗi 3 năm. Người ta ước tính rằng nếu một bác sĩ muốn cập nhật toàn bộ thông tin y khoa thì phải đọc 29 giờ mỗi ngày. Ngoài ra, nguồn dữ liệu lớn (big data), bao gồm các dữ liệu từ hồ sơ sức khoẻ điện tử (EHR), các dữ liệu "omic" - dữ liệu về di truyền học (genomics), dữ liệu về chuyển hóa (metabolomics) và dữ liệu về protein (proteomics), và dữ liệu về xã hội học và lối sống là những nguồn dữ liệu sẽ không có ích nếu không được phân tích toàn diện.

Chúng tôi nhận thấy rằng, giải pháp duy nhất và hiệu quả nhất để có thể tiếp cận và sử dụng khối lượng thông tin khổng lồ trong lĩnh vực y tế đó là sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI).

Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất một hệ sinh thái, ứng dụng công nghệ Trí tuệ nhân tạo và viễn thông, bao gồm các công cụ hỗ trợ chẩn đoán và nền tảng hội nghị trực tuyến như một giải pháp tiềm năng để số hóa quy trình khám chữa bệnh.

Liên hệ

Cơ quan chỉ đạo
Bộ Khoa học và Công nghệ
113 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Đơn vị thực hiện
Báo điện tử VnExpress
Tầng 5 - Tòa nhà FPT - số 17 Duy Tân, Dịch Vọng Hâu, Cầu Giấy, Hà Nội
https://ai4vn.vnexpress.net/
Diễn giả

GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy

Trưởng phòng Thí nghiệm Mục tiêu Trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) Chủ tịch FISU

Đầu năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chiến lược quốc gia về nghiên cứu phát triển và ứng dụng TTNT đến năm 2030 (QĐ 127/QĐ-Ttg ngày 26/1/2021 của Thủ tưởng chính phủ). Chiến lược được ban hành với hy vọng tạo ra cú huých cho sự phát triển TTNT của Việt nam, góp phần phát triển kinh tế xã hội và từng bước đưa Việt nam trở thành những điểm sáng về TTN trong khu vực. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, đây là một quá trình dài kỳ, phức tạp và rất cần sự thông suốt về thông tin trong thực hiện bởi tất cả các bên liên quan.