Trả lời:
Các nghiên cứu cho thấy khả năng lây truyền HPV từ mẹ sang con rất thấp. Thai phụ nhiễm virus thường không bị sảy thai, sinh non hoặc gặp biến chứng thai kỳ khác.
Về việc người mẹ có HPV có được cho con bú hay không, hiện chưa có khuyến nghị y tế nào. Người mẹ vẫn được cho con bú theo hướng dẫn của bác sĩ. Có rất ít bằng chứng cho thấy trẻ bị nhiễm HPV khi bú sữa mẹ.
Ngược lại, sữa mẹ giúp trẻ nhận kháng thể thụ động để bảo vệ cơ thể trong những tháng đầu sau sinh. Trẻ bú sữa mẹ ít bị viêm phổi, cảm lạnh và virus đường hô hấp, giảm tỷ lệ nhiễm trùng đường tiêu hóa, em bé sơ sinh giảm nguy cơ mắc hội chứng đột tử. Mẹ cho con bú cũng hồi phục nhanh hơn, giảm chảy máu sau sinh, tử cung nhanh khôi phục kích thước cũ.
Bên cạnh đó, để phòng lây nhiễm cho con, bạn nên chú ý dùng riêng vật dụng cá nhân. HPV chủng 6 và 16 đều có nguy cơ cao bị ung thư cổ tử cung, do vậy cần theo dõi định kỳ để phát hiện và điều trị ung thư giai đoạn sớm.
Khi tình trạng bệnh ổn định, bạn nên chủng ngừa HPV. Vaccine vẫn có giá trị bảo vệ tái nhiễm hoặc nhiễm các chủng virus khác ở người từng mắc. Việt Nam hiện có hai loại gồm Gardasil và Gardasil 9 ngừa lần lượt 4 và 9 chủng virus nguy cơ cao, được chỉ định tiêm cho người 9-26 tuổi.
Bác sĩ Đoàn Thị Khánh Châm
Quản lý Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC