Khánh Vy đang làm công việc marketing trong một doanh nghiệp FDI, có văn phòng ở quận 1, TP HCM. Vy cho biết, cô rất ngại đi lại vào giờ cao điểm vì đường phố đông đúc. Công ty cho phép nhân viên làm việc theo mô hình linh động (hybrid working - có thể chọn làm việc ở nhà, lên công ty hoặc cả hai), Vy thường đến văn phòng sau 9h. Nếu không thể về trước 16h, cô sẽ ở lại làm thêm để đợi rời văn phòng sau 18h30.
Lúc nào buộc phải đi lại vào giờ cao điểm, Vy nghĩ ngay đến xe công nghệ. Nhiều hôm cô để xe máy lại công ty, bắt xe công nghệ về nhà để tránh phải cầm lái. "Nhiều phương tiện chen chúc, cảm giác mệt mỏi sau ngày dài làm việc khiến tôi không thể tập trung, dễ căng thẳng khi phải lái xe", Vy nói.
Vài lần mắc kẹt trên đường giờ cao điểm, đi hơn một giờ đồng hồ mới về đến nhà, hít đầy mùi xăng và bụi đường, rồi tay lái yếu liên tục quệt vào các xe xung quanh... Điều đó khiến Vy ám ảnh với việc tự đi xe máy trong khoảng thời gian này.
Là nam giới, vốn được gọi "tay lái lụa", Thành Trung (nhân viên truyền thông kiêm ông chủ một cửa hàng online tại TP HCM) cũng không thích tự đi xe trong giờ cao điểm. Công việc thường xuyên phải nhận các tin nhắn hay cuộc gọi, Trung cảm thấy không thoải mái khi phải dừng xe giữa đường đông đúc để mở điện thoại. Đó cũng là lý do anh chọn xe công nghệ là phương tiện chính khi đi làm.
"Ngồi trên xe có thể tranh thủ giải quyết một số công việc, giảm mệt mỏi. Chưa kể, cuối ngày gặp bạn bè tiệc tùng, xe công nghệ giúp tôi di chuyển an toàn hơn", Trung bổ sung.
Còn với Ngọc Mai (TP HCM), sự tiện lợi và thời gian di chuyển nhanh là lý do cô chọn xe công nghệ trong giờ cao điểm. Trước đó, Mai gắn bó với xe buýt từ khi vào học đại học đến khi đi làm thêm, thực tập. Khi thử việc tại công ty kiến trúc, cô thay đổi thành xe công nghệ. "Làm việc thời gian eo hẹp, địa điểm không tiện bắt xe buýt nên tôi chọn xe công nghệ để linh hoạt trong công việc", Mai chia sẻ.
Đợt gần đây, Mai đi xe công nghệ nhiều hơn vào giờ cao điểm do biết đến dịch vụ GrabBike Tiết Kiệm. Theo Mai, dịch vụ này có giá cước phải chăng hơn dịch vụ GrabBike thường đến 20%. Vào giờ cao điểm, app còn tự động áp dụng mã giảm thêm đến 20%. Mai tính toán, cô chỉ mất 22.000-26.000 đồng và 15 phút cho quãng đường 5 km từ nhà đến công ty. Còn nếu đi xe buýt, cô sẽ phải đi bộ 800 m, bắt hai tuyến, hết 12.000 đồng; tính cả thời gian chờ xe, mất tối thiểu 30 phút. Nếu tắc đường nặng, thời gian ngồi xe buýt chắc chắn sẽ dài hơn. Mai so sánh và lựa chọn xe công nghệ, để dành thời gian đáp ứng yêu cầu công việc.
"Đi xe công nghệ, mình có thêm thời gian chuẩn bị bữa trưa tại công sở. Bữa trưa ăn chung với mấy đồng nghiệp, vừa vui vừa tiết kiệm. Hoặc hôm nào mệt thì ngủ nướng thêm một chút", Mai chia sẻ.
Theo kết quả khảo sát Thói quen di chuyển trong giờ cao điểm trên VnExpress ngày 4/6, trong 1.490 người tham gia trả lời có 246 người (tương đương 16,5%) chọn xe công nghệ làm phương tiện để đi lại trong giờ cao điểm. Nhóm khách hàng trẻ (thế hệ 9x và sinh từ năm 2000 trở đi) chọn đi xe công nghệ vào giờ cao điểm chiếm 29%.
Thực tế, nhiều người chỉ chọn xe công nghệ khi di chuyển vào giờ cao điểm. Những khung giờ khác, họ đa dạng phương tiện theo nhu cầu.
Cũng theo khảo sát, lý do hàng đầu để chọn xe công nghệ vào giờ cao điểm là tránh mệt mỏi khi cầm lái. Bên cạnh đó, yếu tố di chuyển nhanh, chi phí phù hợp, và đảm bảo an toàn là những lý do quan trọng khác để họ chọn xe công nghệ di chuyển trong khung giờ này. Một số độc giả còn chia sẻ chi tiết: chọn xe công nghệ do bản thân không biết đi xe hay vì muốn đi ăn tiệc.
- Giới văn phòng tiết kiệm tiền triệu hàng tháng nhờ xe công nghệ
- Người trẻ đặt xe công nghệ vì muốn 'tiện và rẻ'
- Xu hướng đặt xe công nghệ để tiết kiệm của sinh viên
Kim Anh