Vấn đề chính của những người đi rút bảo hiểm xã hội một lần là do lương quá thấp, không có tích lũy hoặc lỡ rơi vào bước đường cùng.
Các chủ doanh nghiệp thường tạo ra mặt bằng chung để ép giá lương công nhân. Cho dù người công nhân đó có nhảy việc đến đâu thì cũng vẫn không thay đổi.
Số lượng những doanh nghiệp sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận để trả thu nhập cao cho công nhân không nhiều. Họ dễ bị tổn thương bởi bị những doanh nghiệp kia cạnh tranh về giá cả.
Theo tôi ước tính nếu sống ở TP HCM, lương của công nhân phải đảm bảo đủ cho bản thân họ sinh hoạt (4 triệu đồng), nuôi một đứa con (3 triệu đồng), nuôi một cha (hoặc mẹ) ( 3 triệu đồng), cùng một phần tích lũy đủ bằng với phần đảm bảo sinh hoạt một tháng của cá nhân (4 triệu) = 14 triệu đồng mỗi tháng mới đạt được mức đủ sống. Nếu chỉ được 10 triệu là khó khăn, nếu chỉ 7 triệu là quá khó khăn.
Cách xây dựng bảng lương tối thiểu vùng hiện nay không hợp lý khi chỉ tính tới mức chi tiêu tối thiểu cho một cá nhân. Trong khi đó từ năm 1986 đến nay nước ta đã thực hiện mỗi gia đình chỉ sinh từ 1 - 2 con, những người lao động hiện nay ngoài nuôi con thì đều phải gánh thêm một phần trách nhiệm nuôi cha mẹ. Vì vậy bảng lương tối thiểu vùng phải bổ sung thêm để đảm bảo tính nhân văn.
Nếu các doanh nghiệp đồng loạt trả lương cao cho công nhân họ cũng hoàn toàn không bị thiệt hại gì bởi vì sức cạnh tranh là không thay đổi. Nhưng như hiện nay thì những doanh nghiệp trả lương người lao động cao sẽ bị giảm sức cạnh tranh về giá.
Quang Tan
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.