Đây có phải là cơn ho hậu Covid-19 hay do các tác nhân khác? Tôi phải làm gì để giảm ho và ngăn phổi bị tổn thương nặng hơn? (Dương Liên, Bình Thuận)
Trả lời:
Nhiều người mắc Covid-19 xuất hiện tình trạng ho kéo dài sau khi đã âm tính với SARS-CoV-2. Đây là hội chứng hậu Covid-19, có thể kéo dài từ 3-6 tháng, thậm chí 9 tháng, hoặc lâu hơn. Tình trạng người bệnh ho khan sau nhiễm Covid-19 là do nhiều khả năng virus vẫn còn trong cơ thể và chưa hết hẳn. Ngoài ra, một số người có triệu chứng ho còn do nhiều nguyên nhân khác như nhiễm virus, vi khuẩn đường hô hấp khác (chẳng hạn như virus cúm, phế cầu khuẩn, vi khuẩn Hib, Adenovirus...), dị ứng, khói thuốc, hoặc hóa chất.
Các tác nhân virus, vi khuẩn trên xâm nhập và gây kích ứng đường hô hấp, dẫn đến ho khan. Cơ chế ho là phản ứng của cơ thể giúp tống xuất mầm bệnh ra khỏi đường hô hấp. Bên cạnh đó, người bệnh Covid-19 nặng thường có tình trạng viêm phế quản, viêm phổi, xơ phổi nặng nên sau khi khỏi bệnh, phổi chưa thể hoạt động bình thường ngay, dễ bị kích thích, thiếu độ giãn nở hơn.
Nếu tình trạng ho quá nhiều hoặc kéo dài gây mệt mỏi, khó ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, người bệnh cần can thiệp điều trị để ngăn cơn ho.
Trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 tăng trở lại, để ngăn ngừa nguy cơ mắc mới, tái nhiễm bệnh, tránh di chứng ho sau nhiễm Covid-19 cũng như những di chứng khác, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:
- Chủ động tiêm vaccine Covid-19 và các vaccine hô hấp đầy đủ, đúng lịch: Các bệnh đường hô hấp (cúm, Covid-19, viêm phổi do phế cầu, ho gà-bạch hầu-uốn ván,...) đã được phòng ngừa hiệu quả bằng vaccine. Việc tiêm chủng vaccine hô hấp có thể bảo vệ phổi, tăng đề kháng hô hấp, giảm tỷ lệ nhập viện, biến chứng nghiêm trọng do Covid-19 gây ra. Số lượng người tiêm chủng càng nhiều sẽ nhanh tạo miễn dịch cộng đồng để bảo vệ cho những đối tượng chưa thể hoặc không thể tiêm vaccine.
- Cần phát hiện sớm dấu hiệu nhiễm Covid-19 và điều trị đúng mức ngay từ những ngày đầu để tránh di chứng ho kéo dài, xơ phổi, khó thở. Trong đó, người bệnh có thể áp dụng biện pháp đơn giản là tập thở tại nhà.
- Cần theo dõi tình trạng sức khỏe, hạn chế tối đa ăn uống đồ lạnh. Nếu tình trạng ho không cải thiện, người bệnh nên đến các các cơ sở y tế thăm khám, điều trị.
Sau khi tiêm vaccine, cơ thể mất khoảng 14 ngày để sản sinh kháng thể, do đó, nên tiêm vaccine hô hấp để bảo vệ phổi sớm.
Các loại vaccine phòng bệnh hô hấp đang có đầy đủ tại Hệ thống tiêm chủng VNVC gồm: vaccine cúm tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan) cho trẻ từ 6 tháng tuổi và người lớn; vaccine phế cầu khuẩn Prevenar 13 (Bỉ) hoặc Synflorix (Bỉ) cho trẻ từ 6 tuần tuổi và người lớn; vaccine phòng ho gà - bạch hầu - uốn ván Boostrix (Bỉ)...
BS Phạm Hồng Thuyết
Quản lý Y khoa, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC