Khu trục hạm HMNZS Te Mana của hải quân New Zealand tiến vào cảng TP HCM sáng 24/9.
Khu trục hạm này cùng tàu hậu cần HMNZS Aotearoa sẽ thăm Việt Nam trong 5 ngày nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hải quân hai nước.
Đại diện Đại sứ quán New Zealand cho biết nhóm tàu di chuyển qua phao số 0 tại Vũng Tàu vào đêm 23/9 và cập cảng tại Bến Nhà Rồng vào khoảng 8h30, sớm hơn dự kiến khoảng một tiếng do cần tranh thủ di chuyển khi thủy triều thuận lợi.
Khu trục hạm HMNZS Te Mana của hải quân New Zealand tiến vào cảng TP HCM sáng 24/9.
Khu trục hạm này cùng tàu hậu cần HMNZS Aotearoa sẽ thăm Việt Nam trong 5 ngày nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị giữa hải quân hai nước.
Đại diện Đại sứ quán New Zealand cho biết nhóm tàu di chuyển qua phao số 0 tại Vũng Tàu vào đêm 23/9 và cập cảng tại Bến Nhà Rồng vào khoảng 8h30, sớm hơn dự kiến khoảng một tiếng do cần tranh thủ di chuyển khi thủy triều thuận lợi.
Chuẩn đô đốc James Gilmour (giữa), Tư lệnh Liên quân New Zealand, bắt tay thượng tá Lê Anh Hoài, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, tại lễ đón.
Ông Gilmoure nhấn mạnh hoạt động lần này là "minh chứng cho mối quan hệ thân thiết giữa New Zealand và Việt Nam". Hải quân New Zealand cam kết hợp tác quốc phòng với Việt Nam, đồng thời tin tưởng nỗ lực phát triển và mở rộng quan hệ song phương sẽ góp phần duy trì an ninh khu vực.
Chuẩn đô đốc James Gilmour (giữa), Tư lệnh Liên quân New Zealand, bắt tay thượng tá Lê Anh Hoài, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 125, Vùng 2 Hải quân, tại lễ đón.
Ông Gilmoure nhấn mạnh hoạt động lần này là "minh chứng cho mối quan hệ thân thiết giữa New Zealand và Việt Nam". Hải quân New Zealand cam kết hợp tác quốc phòng với Việt Nam, đồng thời tin tưởng nỗ lực phát triển và mở rộng quan hệ song phương sẽ góp phần duy trì an ninh khu vực.
Ông Gilmour cho biết các thủy thủ New Zealand rất háo hức được đến thăm, tìm hiểu về văn hoá và con người Việt Nam, cũng như chia sẻ "văn hoá Kiwi" với những người bạn Việt Nam.
Chuyến thăm cảng của hai tàu HMNZS Te Mana và HMNZS Aotearoa diễn ra sau chuyến thăm của thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tại New Zealand hồi tháng 7 và trước thềm các cuộc hội đàm về quan hệ quốc phòng song phương dự kiến diễn ra vào đầu năm 2024.
Ông Gilmour cho biết các thủy thủ New Zealand rất háo hức được đến thăm, tìm hiểu về văn hoá và con người Việt Nam, cũng như chia sẻ "văn hoá Kiwi" với những người bạn Việt Nam.
Chuyến thăm cảng của hai tàu HMNZS Te Mana và HMNZS Aotearoa diễn ra sau chuyến thăm của thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng tại New Zealand hồi tháng 7 và trước thềm các cuộc hội đàm về quan hệ quốc phòng song phương dự kiến diễn ra vào đầu năm 2024.
Pháo đa dụng Mark 45 cỡ nòng 127 mm trên HMNZS Te Mana, khu trục hạm thuộc lớp Anzac của hải quân New Zealand.
Tàu được biên chế năm 1999, với sứ mệnh chủ yếu là tuần tra an ninh và giám sát các diễn biến hàng hải nhằm bảo vệ những tuyến giao thông và vận tải biển của New Zealand cùng các đảo quốc Thái Bình Dương lân cận.
Tàu có chiều dài 118 m, lượng giãn nước toàn tải 3.600 tấn, phạm vi hoạt động khoảng 6.000 hải lý ở vận tốc 18 knot (khoảng 33 km/h). Vận tốc tối đa của tàu trong điều kiện biển và thời tiết lý tưởng là 27 knot (hơn 50 km/h).
Pháo đa dụng Mark 45 cỡ nòng 127 mm trên HMNZS Te Mana, khu trục hạm thuộc lớp Anzac của hải quân New Zealand.
Tàu được biên chế năm 1999, với sứ mệnh chủ yếu là tuần tra an ninh và giám sát các diễn biến hàng hải nhằm bảo vệ những tuyến giao thông và vận tải biển của New Zealand cùng các đảo quốc Thái Bình Dương lân cận.
Tàu có chiều dài 118 m, lượng giãn nước toàn tải 3.600 tấn, phạm vi hoạt động khoảng 6.000 hải lý ở vận tốc 18 knot (khoảng 33 km/h). Vận tốc tối đa của tàu trong điều kiện biển và thời tiết lý tưởng là 27 knot (hơn 50 km/h).
Tổ hợp phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx ở khu vực đuôi tàu. Tàu còn được trang bị hai súng máy 12,7mm để tự vệ, cùng 6 ngư lôi hạng nhẹ Mark 46 ở hai bên sườn.
Te Mana còn có hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) Mark 41 gồm 8 ống có thể khai hỏa tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow với tầm bắn 19 km. Hệ thống Mark 41 cho phép tàu sử dụng tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM với khả năng đánh trúng mục tiêu ở cách 50 km.
Tổ hợp phòng thủ tầm cực gần (CIWS) Phalanx ở khu vực đuôi tàu. Tàu còn được trang bị hai súng máy 12,7mm để tự vệ, cùng 6 ngư lôi hạng nhẹ Mark 46 ở hai bên sườn.
Te Mana còn có hệ thống ống phóng thẳng đứng (VLS) Mark 41 gồm 8 ống có thể khai hỏa tên lửa phòng không tầm ngắn RIM-7 Sea Sparrow với tầm bắn 19 km. Hệ thống Mark 41 cho phép tàu sử dụng tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM với khả năng đánh trúng mục tiêu ở cách 50 km.
Khả năng tuần tra, tác chiến tầm xa của khu trục hạm được tăng cường nhờ một trực thăng Kaman SH-2G Seasprite, có thể mang theo tên lửa AGM-65 Maverick hoặc ngư lôi Mark 46.
Đại diện thủy thủ đoàn trên khu trục hạm Te Mana cho biết chiếc trực thăng SH-2G Seasprite được triển khai ra boong đáp gần như mỗi ngày để thực hiện các hoạt động huấn luyện và tuần tra trong thời gian di chuyển đến Việt Nam.
Khả năng tuần tra, tác chiến tầm xa của khu trục hạm được tăng cường nhờ một trực thăng Kaman SH-2G Seasprite, có thể mang theo tên lửa AGM-65 Maverick hoặc ngư lôi Mark 46.
Đại diện thủy thủ đoàn trên khu trục hạm Te Mana cho biết chiếc trực thăng SH-2G Seasprite được triển khai ra boong đáp gần như mỗi ngày để thực hiện các hoạt động huấn luyện và tuần tra trong thời gian di chuyển đến Việt Nam.
Tàu hậu cần HMNZS Aotearoa là loại tàu có khả năng hoạt động ở vùng cực và là tàu chở dầu - tiếp tế lớn nhất của hải quân New Zealand. Tàu có lượng giãn nước 26.000 tấn, dài 173m và vận tốc tối đa khoảng 20 knot (hơn 37 km/h).
New Zealand từng triển khai tàu này hỗ trợ Tonga ứng phó thảm họa núi lửa phun trào vào năm ngoái và tiếp tế 10 triệu lít nhiên liệu cho trạm nghiên cứu Nam Cực McMurdo của New Zealand.
Tàu hậu cần HMNZS Aotearoa là loại tàu có khả năng hoạt động ở vùng cực và là tàu chở dầu - tiếp tế lớn nhất của hải quân New Zealand. Tàu có lượng giãn nước 26.000 tấn, dài 173m và vận tốc tối đa khoảng 20 knot (hơn 37 km/h).
New Zealand từng triển khai tàu này hỗ trợ Tonga ứng phó thảm họa núi lửa phun trào vào năm ngoái và tiếp tế 10 triệu lít nhiên liệu cho trạm nghiên cứu Nam Cực McMurdo của New Zealand.
Thủy thủ tàu Aotearoa chuẩn bị treo cờ Việt Nam khi vào cảng.
Tàu Aotearoa vừa hoàn tất bảo dưỡng định kỳ trước khi hội quân cùng khu trục hạm Te Mana tham gia chuyến thăm Việt Nam. Tổng cộng có hơn 300 sĩ quan và thủy thủ trên hai tàu Aotearoa và Te Mana, đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu, công tác nhân đạo, cứu nạn, vận hành và hỗ trợ đào tạo.
Thủy thủ tàu Aotearoa chuẩn bị treo cờ Việt Nam khi vào cảng.
Tàu Aotearoa vừa hoàn tất bảo dưỡng định kỳ trước khi hội quân cùng khu trục hạm Te Mana tham gia chuyến thăm Việt Nam. Tổng cộng có hơn 300 sĩ quan và thủy thủ trên hai tàu Aotearoa và Te Mana, đảm nhận nhiệm vụ chiến đấu, công tác nhân đạo, cứu nạn, vận hành và hỗ trợ đào tạo.
Trong thời gian 5 ngày lưu trú tại Việt Nam, đoàn sĩ quan và thủy thủ New Zealand sẽ tham gia nhiều hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao và các hoạt động cộng đồng.
Đại diện thủy thủ đoàn cho biết họ sẽ tham quan khu di tích Địa đạo Củ Chi và có buổi giao lưu, trao tặng xe lăn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội Maison Chance tại TP HCM.
Trong thời gian 5 ngày lưu trú tại Việt Nam, đoàn sĩ quan và thủy thủ New Zealand sẽ tham gia nhiều hoạt động giao lưu, thi đấu thể thao và các hoạt động cộng đồng.
Đại diện thủy thủ đoàn cho biết họ sẽ tham quan khu di tích Địa đạo Củ Chi và có buổi giao lưu, trao tặng xe lăn cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, người khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội Maison Chance tại TP HCM.
Bên trong buồng lái khu trục hạm Te Mana.
Đây là lần đầu tiên hai tàu hải quân New Zealand cùng thăm Việt Nam. Tàu Te Mana và Aotearoa đang tiến hành các cuộc diễn tập thường lệ ở Đông Nam Á trong khuôn khổ đợt triển khai hải quân lớn nhất của Lực lượng quốc phòng New Zealand (NZDF) ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Hai tàu cũng phối hợp thực hiện một số chuyến thăm mang tính chất "ngoại giao quốc phòng" với những nước trong khu vực, trong đó chuyến thăm tới Việt Nam.
Bên trong buồng lái khu trục hạm Te Mana.
Đây là lần đầu tiên hai tàu hải quân New Zealand cùng thăm Việt Nam. Tàu Te Mana và Aotearoa đang tiến hành các cuộc diễn tập thường lệ ở Đông Nam Á trong khuôn khổ đợt triển khai hải quân lớn nhất của Lực lượng quốc phòng New Zealand (NZDF) ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Hai tàu cũng phối hợp thực hiện một số chuyến thăm mang tính chất "ngoại giao quốc phòng" với những nước trong khu vực, trong đó chuyến thăm tới Việt Nam.
Chuẩn đô đốc Gilmour (ngoài cùng bên phải) cùng các sĩ quan chỉ huy tàu khu trục Te Mana.
"Hợp tác quốc phòng New Zealand - Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhờ sự tôn trọng lẫn nhau và cùng trân trọng thịnh vượng chung của khu vực. Hai nước có cùng cách tiếp cận về trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cũng như cam kết về đảm bảo an ninh và hòa bình khu vực lẫn quốc tế, đặc biệt đối với tự do giao thương trên biển", Chuẩn đô đốc Gilmour nói với VnExpress về phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng song phương.
Chuẩn đô đốc Gilmour (ngoài cùng bên phải) cùng các sĩ quan chỉ huy tàu khu trục Te Mana.
"Hợp tác quốc phòng New Zealand - Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ nhờ sự tôn trọng lẫn nhau và cùng trân trọng thịnh vượng chung của khu vực. Hai nước có cùng cách tiếp cận về trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, cũng như cam kết về đảm bảo an ninh và hòa bình khu vực lẫn quốc tế, đặc biệt đối với tự do giao thương trên biển", Chuẩn đô đốc Gilmour nói với VnExpress về phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng song phương.
Thanh Tùng - Thanh Danh