Ứng dụng hỗ trợ người câm điếc giao tiếp

Ứng dụng hỗ trợ người câm điếc giao tiếp

Cá nhân: Huỳnh Kim Ngân

LĨNH VỰC CôNG NGHệ

Mô tả sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm:

Tính năng do tác giả xây dựng và phát triển: chuyển đổi ngôn ngữ kí tự thủ ngữ sang tiếng việt và tiếng việt sang kí tự thủ ngữ dựa trên công cụ lập trình Ai2 App Inventor, và chèn lời nói cùng với các icon cảm xúc

Tính năng cơ bản:

Ứng dụng dễ dàng áp dụng trong thực tế với một điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android phổ biến, hỗ trợ cả người câm, người câm điếc giao tiếp với người bình thường và ngược lại. Thông qua ứng dụng, người bình thường cũng có thể học biết thêm được nhiều kí tự thủ ngữ, người câm-điếc học biết thêm nhiều chữ cái tiếng Việt. Ngoài ra, ứng dụng còn mang tính nhân văn vì đã giúp xóa bỏ rào cản ngôn ngữ giữa người câm-điếc với người bình thường và giúp người câm-điếc tự tin hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Đặc biệt hơn, người bình thường lại cũng có thể giao tiếp với người câm thông qua ứng dụng này. Qua quá trình tìm hiểu một số dự án nghiên cứu liên quan đến việc “Hỗ trợ người câm giao tiếp”, em rút ra được một số nhận xét chung: - Hầu hết các ứng dụng này dành cho những người biết thủ ngữ, nếu họ không biết thủ ngữ thì rất khó có thể truyền đạt lại những gì họ muốn nói. - Những ứng dụng này khá “tốn kém chi phí” vì phải trang bị thêm các thiết bị phụ trợ như găng tay, đồng hồ, … - Ngoài ra, việc phải mang theo các thiết bị này làm mất tính “thẩm mỹ” và gây “bất tiện” cho người sử dụng (đeo găng tay vô rồi thì rất khó làm công việc khác). - Mặt khác, với một màn hình quá nhỏ của đồng hồ lại không hiển thị tiếng Việt có dấu thì hiệu quả của cuộc giao tiếp sẽ giảm đi do người trong cuộc khó nhìn thấy đầy đủ, rõ ràng nội dung hiển thị trên màn hình đồng hồ. Từ những lí do nêu trên, cùng với niềm đam mê Tin học, em đã lên ý tưởng thực hiện dự án “Ứng dụng hỗ trợ người câm, điếc giao tiếp” với mong muốn ứng dụng có thể giúp được cả cho những người câm, người câm-điếc biết chữ hoặc biết thủ ngữ có thể giao tiếp với người bình thường và hỗ trợ người bình thường giao tiếp với người câm, người câm-điếc. Ứng dụng của em sẽ được xây dựng để chạy trên điện thoại thông minh (Smart Phone). Vì ngày nay, việc sở hữu một điện thoại thông minh là rất bình thường đối với một người trưởng thành, ngay cả với một học sinh cũng có thể sở hữu một điện thoại thông minh.

Xuất xứ sản phẩm:

Khoa Y- ĐHQG TPHCM

Mô tả cơ bản:

Giới thiệu sản phẩm:
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Theo khảo sát số liệu, trên thế giới có khoảng 1 tỷ người khuyết tật, trong đó có khoảng 70 triệu người Câm và Khiếm thính, tức chiếm 7.3% tổng số người khuyết tật. Ở Việt Nam con số này là 7.3 triệu người khuyết tật, bao gồm 2.5 triệu người Điếc và Khiếm thính. Cộng đồng người Điếc là những người hoàn toàn không “nghe, nói” và chỉ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu như phương tiện để giao tiếp chính . Đối với người bình thường, rất ít người có khả năng đọc và hiểu được thủ ngữ. Đây thực sự là một vấn đề lớn trong việc giao tiếp và sinh hoạt của những người câm/ khiếm thính.
Thực tế cho thấy, số lượng của những người biết thủ ngữ chỉ chiếm 30%, nhưng số lượng người câm biết chữ chiếm số lượng không ít nhờ vào việc xuất hiện những ngôi trường dạy học và đào tạo cho người câm điếc, từ đó, tạo điều kiện cho người câm điếc hiểu chữ cái tiếng việt và dễ diễn tả lời nói bằng tiếng việt hơn.
Đối với người không may bị mất một phần thân thể hoặc bị hỏng liệt một giác quan nào đó thì ngôn ngữ giao tiếp giữa họ luôn có một khoảng cách trong cộng đồng Theo những điều đã nói như trên, người câm sẽ rất bất công nếu họ không có tiếng nói chung trong xã hội, từ đó dẫn đến họ sẽ trở nên cô lập, tự ti và cảm thấy mình quá đặc biệt trong cộng đồng chung. Họ không thể truyền đạt những tâm tư nguyện vọng của bản thân mình. Họ có quyền bày tỏ những gì muốn nói, muốn có quyền để bầu cử, có quyền nhìn nhận bản thân theo một hướng tích cực hơn.
Người câm điếc là người tật nguyền, tâm hồn họ rất nhạy cảm, yếu đuối. Nên nếu như chúng ta tạo cơ hội cho họ nói, cho họ bày tỏ niềm vui, tình cảm thì họ sẽ trở nên tự tin hơn, không còn cảm thấy bản thân quá đặc biệt với mọi người xung quanh. Khoa học đã có những định nghĩa chính xác về khuyết tật, nhưng xét trên góc độ văn hoá, không nên coi cộng đồng người câm, điếc là cộng đồng khuyết tật, mà chỉ nên coi là cộng đồng thiểu số. Họ có tiếng nói và văn hoá riêng. Vậy nên, hãy xây dựng một thế giới không rào cản với người câm, điếc.
Có thể nhìn nhận ngôn ngữ giao tiếp bằng lời nói và bằng thủ ngữ rất khó khăn đối với người câm là một vấn đề nhức nhối và đáng được quan tâm nhiều hơn từ phía cộng đồng. Chính điều đó đã khiến em quyết tâm nghiên cứu về vấn đề giao tiếp giữa người câm và người bình thường, từ đó đưa ra giải pháp hỗ trợ giao tiếp dành cho người câm và người câm-điếc.
2.NGÔN NGỮ KÍ HIỆU CỦA NGƯỜI CÂM ĐIẾC
Trước đây do gặp khó khăn khi giao tiếp, cộng đồng người câm khó có thể hòa nhập với cuộc sống xã hội. Về sau với những đấu tranh liên tục với mục đích giúp cộng đồng người câm điếc có cuộc sống tốt hơn, và để không bị gọi là người khuyết tật nữa, họ đã có thể sống bình thường như bao người khác. Ngôn ngữ chính được sử dụng trong cộng đồng người câm là phi ngôn ngữ – ngôn ngữ ký hiệu.
Ngôn ngữ ký hiệu hay ngôn ngữ dấu hiệu, thủ ngữ là ngôn ngữ chủ yếu được cộng đồng người câm điếc sử dụng nhằm chuyển tải thông tin qua cử chỉ, điệu bộ của cơ thể và nét mặt thay cho lời nói.
Mỗi người bị câm do một số nguyên nhân nào đó, thì họ sẽ không thể giao tiếp như bình thường, vì thế họ cần phải có một ngôn ngữ giao tiếp dành cho bản thân mình, đó là thủ ngữ. Nhưng số người biết ngôn ngữ giao tiếp (thủ ngữ) chỉ chiếm 30% trong số này. Và có một phần lớn người câm biết chữ dưới chính sách khuyến học dành cho người khuyết tật ở nước ta, giúp cho họ có một môi trường học tập thật tốt và giúp họ biết những con chữ cái, chữ số, từ đó người câm sẽ vừa biết chữ vừa biết giao tiếp bằng thủ ngữ.
****Tác động của cách giao tiếp bằng lời nói và bằng thủ ngữ
Trong cộng đồng của người câm, họ không thể giao tiếp như những người bình thường, họ phải sử dụng ngôn ngữ kí hiệu (thủ ngữ). Nhưng trong cộng đồng người bình thường, rất ít người có khả năng đọc và hiểu được thủ ngữ. Đây thực sự là một vấn đề lớn trong việc giao tiếp và sinh hoạt của những người câm/điếc.
Từ đó cho thấy, việc giao tiếp bằng lời nói và bằng thủ ngữ rất khó để hòa hơp lại được, việc đó chỉ càng làm cho khoảng cách giữa những người khiếm khuyết càng ra xa cộng đồng xã hội. Vì chính bản thân họ không thể cất lên giọng nói để chung hòa với mọi người xung quanh, từ đó càng làm cho họ luôn có một bức tường trong suốt chắn lại khiến họ khó có thể sống hòa nhập hơn.
Vì thế, dù là bất kì một người khuyết tật nào thì cũng cần phải làm một điều gì đó để không khiến bản thân mình bị lãng quên đi, càng làm cho mình không còn cảm thấy quá đặc biệt với mọi người.

3. Khảo sát những ứng dụng đã có trong thực tế
3. 1. “Găng tay chuyển ngữ” giúp người câm điếc có thể nói chuyện bằng lời
“Tôi yêu bạn”, câu nói đặc biệt phát ra từ chiếc găng tay chuyển ngữ do Tân và Đức sáng chế cũng chính là thông điệp mà 2 bạn trẻ muốn gửi đến những người câm điếc trong xã hội.
Hai nam sinh 10X Sài Gòn sáng tạo "Găng tay chuyển ngữ" giúp người câm điếc có thể nói chuyện bằng lời: Tân và cậu bạn thân - Chử Hoàng Minh Đức (cùng lớp) đã sáng tạo ra chiếc “Găng tay chuyển ngữ”, có khả năng chuyển đổi ngôn ngữ ký hiệu thành tiếng Việt. Sáng chế này giúp chúng ta hiểu được ngôn ngữ của người câm điếc, xóa bỏ những rào cản vô hình.
Sản phẩm khoa học giàu tính nhân văn đã giúp Tân và Đức giành được giải Nhất toàn quốc trong Cuộc thi Khoa học - Kỹ thuật cấp Quốc gia (ViSEF) dành cho học sinh trung học 2017 khu vực phía Nam.
3.2. “Chiếc đồng hồ thông minh” giúp người câm điếc giao tiếp
“Trong một lần trường tổ chức giao lưu với các bạn câm điếc, chúng em không biết làm cách nào giao tiếp với họ nếu như không có sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn”, Trần Thị Trang Ngân, lớp 11 chuyên Toán, trường THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng, nói.
Từ thực tế ấy, Trang Ngân và Nguyễn Hiền Thảo Chi (lớp 11 chuyên Anh) đã tạo ra chiếc đồng hồ đa năng có tên "Mind Hand". Nó không chỉ hỗ trợ trong giao tiếp, mà còn giúp người câm điếc nâng cao chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:

Để đảm bảo ứng dụng có thể áp dụng vào thực tế, dựa trên nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của người câm, điếc cũng như người bình thường, em xác định các tiêu chí cần đạt cho giải pháp đề xuất như sau:
-Ứng dụng phải được cài đặt một cách dễ dàng đối với mọi người, nhất là đối với người câm, điếc vì họ có thể không thành thạo các thiết bị công nghệ như người bình thường.
-Giao diện ứng dụng phải thật đơn giản, không phức tạp.
-Thao tác trên ứng dụng phải thật sự dễ dàng, thuận tiện và trực quan.
-Có thể chuyển đổi qua lại giữa 2 chế độ: chế độ hỗ trợ người câm, điếc giao tiếp với người bình thường và chế độ hỗ trợ người bình thường giao tiếp với người câm, điếc.
-Khi giao tiếp với người bình thường: giọng nói phát ra phải là giọng chuẩn và tốc độ nói vừa phải để mọi người thuộc mọi miền đất nước đều có thể nghe và hiểu được.
-Khi giao tiếp với người câm, điếc: hình ảnh hiển thị trên màn hình phải đủ lớn, thời gian hiển thị phải đủ lâu để người đối diện có thể nhìn kịp nhưng không được quá lâu để mất nhiều thời gian cho một cuộc giao tiếp thông thường.
-Hình ảnh ký hiệu thủ ngữ phải rõ ràng, phổ biến với cộng đồng người câm, điếc.
-Ứng dụng cần có thêm một số công cụ tiện ích để làm tăng tính sinh động cho ứng dụng cũng như thêm phần thân thiện cho cuộc giao tiếp như: các icon biểu cảm (giống như trên Facebook, Zalo, …), cho phép lưu lại lịch sử cuộc giao tiếp để khi cần người dùng có thể nghe và xem lại.

Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian:

Số người tham gia làm: 2

Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: Dưới 3 tháng

Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:

Giáo dục, xã hội

Tiêu chí tự đánh giá sản phẩm ý tưởng dự thi

Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:

Ứng dụng dễ dàng áp dụng trong thực tế với một điện thoại thông minh chạy hệ điều hành Android phổ biến, hỗ trợ cả người câm, người câm điếc giao tiếp với người bình thường và ngược lại. Thông qua ứng dụng, người bình thường cũng có thể học biết thêm được nhiều kí tự thủ ngữ, người câm-điếc học biết thêm nhiều chữ cái tiếng Việt. Ngoài ra, ứng dụng còn mang tính nhân văn vì đã giúp xóa bỏ rào cản ngôn ngữ giữa người câm-điếc với người bình thường và giúp người câm-điếc tự tin hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Đặc biệt hơn, người bình thường lại cũng có thể giao tiếp với người câm thông qua ứng dụng này. Qua quá trình tìm hiểu một số dự án nghiên cứu liên quan đến việc “Hỗ trợ người câm giao tiếp”, em rút ra được một số nhận xét chung: - Hầu hết các ứng dụng này dành cho những người biết thủ ngữ, nếu họ không biết thủ ngữ thì rất khó có thể truyền đạt lại những gì họ muốn nói. - Những ứng dụng này khá “tốn kém chi phí” vì phải trang bị thêm các thiết bị phụ trợ như găng tay, đồng hồ, … - Ngoài ra, việc phải mang theo các thiết bị này làm mất tính “thẩm mỹ” và gây “bất tiện” cho người sử dụng (đeo găng tay vô rồi thì rất khó làm công việc khác). - Mặt khác, với một màn hình quá nhỏ của đồng hồ lại không hiển thị tiếng Việt có dấu thì hiệu quả của cuộc giao tiếp sẽ giảm đi do người trong cuộc khó nhìn thấy đầy đủ, rõ ràng nội dung hiển thị trên màn hình đồng hồ.

Tính ứng dụng:

Từ những lí do nêu trên, cùng với niềm đam mê Tin học, em đã lên ý tưởng thực hiện dự án “Ứng dụng hỗ trợ người câm, điếc giao tiếp” với mong muốn ứng dụng có thể giúp được cả cho những người câm, người câm-điếc biết chữ hoặc biết thủ ngữ có thể giao tiếp với người bình thường và hỗ trợ người bình thường giao tiếp với người câm, người câm-điếc. Ứng dụng của em sẽ được xây dựng để chạy trên điện thoại thông minh (Smart Phone). Vì ngày nay, việc sở hữu một điện thoại thông minh là rất bình thường đối với một người trưởng thành, ngay cả với một học sinh cũng có thể sở hữu một điện thoại thông minh.

Tính hiệu quả:

Ứng dụng của em sẽ được xây dựng để chạy trên điện thoại thông minh (Smart Phone). Vì ngày nay, việc sở hữu một điện thoại thông minh là rất bình thường đối với một người trưởng thành, ngay cả với một học sinh cũng có thể sở hữu một điện thoại thông minh.

Tiềm năng phát triển:

Ứng dụng của em sẽ được xây dựng để chạy trên điện thoại thông minh (Smart Phone). Vì ngày nay, việc sở hữu một điện thoại thông minh là rất bình thường đối với một người trưởng thành, ngay cả với một học sinh cũng có thể sở hữu một điện thoại thông minh.

Tài liệu mô tả kỹ thuật cơ bản và hướng dẫn sử dụng sản phẩm:

https://drive.google.com/drive/folders/1rVI_FY-zymB2uYdvCgfc5f7icfmrSAAU