Dùng dịch chiết xuất từ xây lá cẩm để tạo chất chỉ thị màu sử dụng trong phòng thí nghiệm và sản xuất nông nghiệp
Cá nhân: Nguyễn Thị Quỳnh
LĨNH VỰC Y SINH, HóA SINHCá nhân: Nguyễn Thị Quỳnh
LĨNH VỰC Y SINH, HóA SINHGiới thiệu sản phẩm:
Tại địa phương em, đời sống của người dân vùng cao, vùng sâu còn rất khó khăn, nhận thức còn nhiều hạn chế, đặc biệt trong việc nhận biết môi trường đất để có biện pháp cải tạo đất trồng cho phù hợp. Việc tiếp cận khoa học, phương tiện kỹ thuật hiện đại còn hạn chế, năng xuất cây trồng chưa cao. Trước thực trạng đó em nghĩ rằng, nếu mình tìm hiểu và có thể hướng dẫn người dân dùng dung dịch chiết xuất từ cây lá cẩm để thử môi trường đất từ đó tìm ra biện pháp cải tạo đất bản em. Vấn đề đặt ra là dung dịch chiết xuất đạt được các chỉ số kĩ thuật của giấy quỳ tím không? Có dễ sử dụng không? Giá thành có đắt không? Từ những suy nghĩ đó em nảy sinh ý tưởng nghiên cứu dự án "Dùng dịch chiết xuất từ cây lá cẩm để tạo chất chỉ thị màu sử dụng trong phòng thí nghiệm và sản xuất nông nghiệp" Em hy vọng rằng với ý tưởng nhỏ bé của mình sẽ giúp người dân ứng dụng vào cuộc sống và ổn định phần nào tư liệu sản xuất, đồng thời giúp các trường trên địa bàn chủ động được nguồn hóa chất dùng phục vụ trong giảng dạy và một mong muốn lớn hơn nữa là được giới thiệu một phần bức tranh về con người - thiên nhiên Điện Biên nói riêng và các dân tộc miền Tây Bắc nói chung với thầy cô và các bạn trên cả nước khi tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.
Tính năng cơ bản:
Dự án "Dùng dịch chiết xuất từ cây lá cẩm để tạo chất chỉ thị màu sử dụng trong phòng thí nghiệm và sản xuất nông nghiệp" được thực hiện nhằm nghiên cứu công dụng của dung dịch cây lá cẩm từ đó tạo ra dung dịch chất chỉ thị và quỳ tím từ cây lá cẩm nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Với chi phí không quá tốn kém, với mong muốn giúp người nông dân nghèo xác định nhanh nồng độ pH của đất để từ đó có phương hướng cải tạo đất và lựa chọn cây trồng hợp lý. Giúp nhà trường chủ động tạo ra nguồn dung dịch chất chỉ thị thay cho quỳ tím với chi phí thấp
Xuất xứ sản phẩm:
Trường THCS Quài Cang, xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
Mô tả cơ bản:
Dự án "Dùng dịch chiết xuất từ cây lá cẩm để tạo chất chỉ thị màu sử dụng trong phòng thí nghiệm và sản xuất nông nghiệp" được thực hiện nhằm nghiên cứu công dụng của dung dịch cây lá cẩm từ đó tạo ra dung dịch chất chỉ thị và quỳ tím từ cây lá cẩm nguyên liệu sẵn có ở địa phương. Với chi phí không quá tốn kém, với mong muốn giúp người nông dân nghèo xác định nhanh nồng độ pH của đất để từ đó có phương hướng cải tạo đất và lựa chọn cây trồng hợp lý. Giúp nhà trường chủ động tạo ra nguồn dung dịch chất chỉ thị thay cho quỳ tím với chi phí thấp
Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:
- Nội dung nghiên cứu: Dùng dịch chiết xuất từ cây lá cẩm để tạo chất chỉ thị màu sử dụng trong phòng thí nghiệm và sản xuất nông nghiệp
- Không gian nghiên cứu: Môi trường đất ở địa bàn bản Sáng, xã Quài Cang, phòng bộ môn sinh hóa trường THCS Quài Cang, gia đình bà Lò Thị Lả.
- Thời gian nghiên cứu: 09 tháng (từ 01/4/2021 đến 1/10/2022).
Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian:
Số người tham gia làm: 3
Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: 6 tháng
Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:
Giáo dục, nông nghiệp
Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:
- Tự tạo ra dung dịch chỉ thị màu để thay giấy quỳ dùng trong phòng thí nghiệm và để thử độ pH của môi trường đất.
Tính ứng dụng:
Để thử được các mẫu đất không phải tốn bất kì chi phí nào cho việc kiểm tra độ chua hay độ kiềm của đất, người dân có thể tận dụng luôn nước luộc từ cây lá cẩm để kiểm tra đất mà không phải đợi đến khi trồng cây, nhìn biểu hiện của cây để biết tình trạng của đất.
Tính hiệu quả:
Giúp nhà trường chủ động tạo ra nguồn dung dịch chất chỉ thị thay cho quỳ tím với chi phí thấp
Tiềm năng phát triển:
Giúp người nông dân nghèo xác định nhanh nồng độ pH của đất để từ đó có phương hướng cải tạo đất và lựa chọn cây trồng hợp lý