Cùng học sinh THCS Huổi Lèng giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam trên địa bàn xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Cùng học sinh THCS Huổi Lèng giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam trên địa bàn xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Cá nhân: Phan Văn Tam

LĨNH VỰC

Mô tả sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm:

Gia đình là một thiết chế xã hội độc lập, có mối quan hệ tương tác với các thiết chế xã hội khác và có tác động to lớn đến sự phát triển xã hội nói chung. Gia đình là nơi giữ gìn và trao truyền các giá trị văn hóa dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy, vun đắp, xây dựng gia đình là điều kiện quan trọng để phát triển bền vững. “Quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. (Chủ Tich Hồ Chí Minh, 10/10/1959) Xuất phát từ một tình huống thực tế xảy ra trên lớp học. Tại một buổi sinh hoạt lớp của học sinh lớp 9A trường PTDTBT THCS Huổi Lèng, để chuẩn bị đón ngày tết trung thu, với tư cách là thầy giáo chủ nhiệm tôi tổ chức hoạt động ngoại khóa với nội dung “Em cảm nhận như thế nào về gia đình mình? Em cùng bố mẹ có thường xuyên nói chuyện, chia sẻ yêu thương với nhau không”. Mỗi bạn học sinh chúng em được viết một bài cảm nhận về gia đình để trình bày trước lớp. Buổi sinh hoạt đã để lại trong các em học sinh nhiều cảm xúc và điều đặc biệt đáng chú ý là có rất nhiều em trong bài viết của mình đã bày tỏ những lời tự đáy lòng mà có lẽ chưa một lần được nói ra, có bạn còn òa khóc: “ Tình cảm gia đình là là điều em chưa bao giờ được trải nghiệm”; Thầy ơi “ Em mồi côi bố, mẹ em đã bỏ đi lấy người khác nên bây giờ em ở với ông bà nội nên khi về em chỉ biết ở một mình”; “Khi về nhà em sau khi ăn tối xong thì bố mẹ đi nghỉ sớm còn em thì chơi điện thoại”;... Những tình huống trên cho thấy, trong xã hội hiện đại, nhiều giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam đang mờ nhạt dần; mối quan hệ cha mẹ và con cái nhiều khi không gắn bó, cha mẹ bận rộn hoặc “thả lỏng” hoặc quá cưng chiều con cái, con cái sống ích kỉ, ỷ nại, ít quan tâm đến gia đình... Rồi sự ảnh hưởng tiêu cực của thời đại công nghệ 4.0, cùng với sự phát triển tâm sinh lí của học sinh trung học cơ sở và các yếu tố tiêu cực khác từ áp lực học tập, từ xã hội... dẫn đến mối quan hệ gia đình lỏng lẻo: con cái và cha mẹ không hiểu nhau, trong gia đình rất dễ xảy ra mâu thuẫn, xung đột tâm lí giữa cha mẹ và con cái, khiến khoảng cách vô hình giữa cha mẹ và con ngày càng sâu sắc hơn. Điều này ảnh hưởng đến lối sống thực dụng, thờ ơ với người thân của nhiều học sinh và tình trạng học sinh trung học cơ sở có suy nghĩ chán sống, thậm chí tự tử và có những hành vi dại dột rất đau lòng mà khi cha mẹ la mắng, cấm đoán con cái không được làm những việc mà mình cho chưa cho phép. Để rồi khi gia đình và nhà trường phát hiện ra thì đã quá muộn. Khi nghiên cứu đề tài Cùng học sinh THCS Huổi Lèng giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam trên địa bàn xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên. Tôi hướng đến một số mục tiêu sau: Thứ nhất: Nắm được gia đình là gì? Hiểu được vị trí và vai trò của gia đình đối với sự phát triển của trẻ. Thứ hai: Tìm hiểu thực trạng cuộc sống gia đình của học sinh tại địa bàn xã Huổi Lèng. Thứ ba: Điều tra thực tế một số gia đình học sinh trường PTDTBT THCS Huổi Lèng đánh giá tác động của các yếu tố xã hội đến đời sống tâm lý học sinh. Từ đó thấy được sự cần thiết phải có các biện pháp giáo dục tác động đến ý thức của các bạn học sinh, và người dân trên địa bàn xã Huổi Lèng trong việc giữ gìn các giá trị truyền thống của gia đình Việt. Thứ tư: Tìm hiểu luật hôn nhân và gia đình, vai trò và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình. Thứ năm: Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiều giá trị cốt lõi của gia đình Việt ngày càng phai nhạt. Thứ sáu: Tổ chức một số hoạt động tuyên truyền ở một số gia đình học sinh, trong trường học với nhiều hình thức (Tổ chức thi viết bài, thi vẽ tranh, ngoại khóa, phát thanh măng non….) Qua đó các bạn học sinh nhận thấy được vị trí, vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc gìn giữ và phát huy các giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam trong gia đoạn hiện nay. Nghiên cứu về giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và nhận thức, hành động của học sinh THCS Huổi Lèng về vấn đề này; Tìm hiểu về cuộc sống trong gia đình của các em học sinh THCS Huổi Lèng hiện nay; Giải pháp giúp các em học sinh giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi trong gia đình Việt Nam giai đoạn hiện nay. Tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên 180 bạn học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 tương ứng với độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi. 1. Đánh giá trước nghiên cứu: Dùng bản hệ thống các câu hỏi với hình thức tự luận và trắc nghiệm để đánh giá nhận thức của 180 em học sinh. Sau đó tôi tiến hành áp dụng một số phương pháp trong thời gian 7 tháng đối với 180 học sinh thuộc nhóm thực nghiệm với tác động như sau: - Thảo luận vai trò, ý nghĩa của gia đình đối với sự phát triển tâm sinh lí học sinh. - Cho biết nguyên nhân dẫn tới nhận thức về việc giữ gìn và phát huy các giá trị cốt lõi trong gia đình ở học sinh trường PTDTBT THCS Huổi Lèng còn hạn chế. Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của học sinh. - Là học sinh trung học cơ sở các em đã làm và sẽ làm gì để góp phần bảo giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay tại địa phương mình sinh sống. 2. Đánh giá sau nghiên cứu: Dùng bản hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận để đánh giá kết quả nhận thức của 180 học sinh. - So sánh, phân tích kết quả để thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa các kết quả của 2 lần khảo sát nghiên cứu. Xuất phát từ thực trạng trên, chúng em cùng nghiên cứu đề tài“Cùng học sinh THCS Huổi Lèng giữ gìn và phát huy giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm giúp các bạn học sinh, nhà trường và gia đình cùng nhìn nhận, thay đổi chính mình để các bạn học sinh trung học cơ sở được sống trong một gia đình hạnh phúc, được bố mẹ yêu thương, thấu hiểu và chia sẻ; sống có trách nhiệm với bản thân và gia đình....; được lớn lên mạnh khỏe, trong sáng với nhiều kĩ năng và phẩm chất tốt đẹp từ góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, hoàn thiện nhân cách của bản thân.

Tính năng cơ bản:

Một số giải pháp giúp học sinh THCS Huổi Lèng biết cách giữ gìn, phát huy giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Giải pháp 1: Nhóm nghiên cứu tổ chức một số buổi nghiên cứu, tìm hiểu qua tài liệu, đài báo, tivi, thông tin trên mạng Internet…tích cực học tập nội dung về tình cảm gia đình thông qua các môn học ngữ văn, giáo dục công dân, kỹ năng sống… Kết quả: Các bạn trong nhóm đã sưu tầm được nhiều tài liệu, hiểu biết vai trò của gia đình và các giá trị cốt lõi của gia đình Việt đối với sự phát triển của trẻ em. Bên cạnh đó nhóm nghiên cứu đã tuyên truyền, vận động và hướng dẫn nhiều bạn học sinh trong nhà trường cùng tham gia tìm hiểu những thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu tạo nên sức lan tỏa trong nhà trường. Giải pháp2: Kết hợp với các thầy cô giáo dạy mỹ thuật, ngữ văn, giáo dục công dân tổng phụ trách đội tổ chức thi viết bài, vẽ tranh theo đề tài nhóm đang thực hiện. - Kết quả: Tạo hứng thú, niềm đam mê cho các bạn học sinh cũng như nâng cao một phần nhận thức của các em học sinh trong giữ gìn giá trị cốt lõi của gia đình. Đồng thời giúp các bạn học sinh thấy được vai trò và trách nhiệm của bản thân mình. Nhiều em đã thay đổi thái độ của mình thông qua các việc làm tích cực như: thường xuyên giúp đỡ cha mẹ làm việc nhà, nói chuyện, tâm sự cùng với cha mẹ. Giải pháp 3: Nhóm nghiên cứu đề xuất trực tiếp với Ban giám hiệu và phối hợp với Liên đội tổ chức tuyên truyền về ngày gia đình Việt Nam (28/6); ngày phụ nữ Việt Nam (20/10); ngày quốc tế phụ nữ (8/3); chuẩn bị đón tết dân tộc; tết cổ truyền… với nội dung cùng nói lời yêu thương, (giữa tháng 10/2021). - Nguồn video về tình cảm gia đình trên internet. Ví dụ các nguồn: - https://www.youtube.com/watch?v=00WoPveEIdo (Bạo lực bằng lời nói) - https://www.youtube.com/watch?v=J-k6PlSyQF0 (Bạo lực ngôn từ với học sinh) -https://www.youtube.com/watch?v=55OSIDj7Zi4(Cách bảo vệ bản thân trước những bạo hành bằng lời nói) *Bài học từ chương trình phát thanh măng non - Nguồn bài viết: truyện ngắn, các bài thơ, bài tản văn, bài hát về chủ đề tình yêu thương, trách nhiệm, sự hòa thuận, chia sẻ trong gia đình do sưu tầm hoặc học sinh nhà trường sáng tác hay những bài làm văn hay về chủ đề gia đình. - Kết quả: Đa số các bạn học sinh đã hiểu và biết được trách nhiệm của bản thân đối với gia đình, khi xem nhiều bạn đã khóc, điều đó chứng tỏ những hình ảnh đó đã chạm được tới trái tim các bạn. Hoạt động trải nghiệm: Nói lời yêu thương, cử chỉ yêu thương - Kết quả: Sau khi thực hiện giải pháp trải nghiệm “Nói lời yêu thương, cử chỉ yêu thương”, các bạn học sinh đã biết các nói chuyện, tâm sự cùng cha mẹ, giúp cho mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình ngày càng bền chặt. Xây dựng mô hình không gian sinh hoạt chung trong gia đình và con cái giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình Đến thời điểm hiện tại dự án được thực nghiệm tại trường PHDTBT THCS Huổi Lèng từ tháng 10/2021 đến tháng 11/2021. Đến thời điểm hiện tại 100% các bạn học sinh trong nhà trường trực tiếp được tham gia hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về giữ gìn và phát huy những giá trị cốt lõi trong gia đình Việt Nam, hiểu và chia sẻ với các thành viên trong gia đình; biết nói lời yêu thương nhiều hơn, biết làm việc và sống có trách nhiệm với gia đình nhiều hơn. Phỏng vấn ngẫu nhiên một số em học sinh đều nói rằng sau khi tuyên truyền các bạn đã hiểu rõ hơn về ý nghĩa, vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn những giá trị cốt lõi trong gia đình Việt. Các em đã biết tuyên truyền đến người thân, bạn bè và cộng đồng việc giữ gìn những giá trị cốt lõi trong gia đình Việt. Nhiều bạn tích cực mong muốn thành lập nhóm chuyên viết bài tuyên truyền trong các buổi phát thanh măng non. Sau 7 tháng thực nghiệm dự án, 180 học sinh tham gia, không có em học sinh nào có biểu hiện tự kỉ, xa lánh bố mẹ, bỏ nhà đi hoặc có ý nghĩ tiêu cực. Trong tổng số 180 bạn được hỏi chỉ còn một vài bạn cho rằng thỉnh thoảng mình buồn bực về gia đình, các bạn còn lại đều cảm thấy yêu thương gia đình mình. Theo ý kiến đánh giá của các bậc cha mẹ học sinh, các em đã có những biểu hiện tình cảm và việc làm khá tiến bộ khi về với gia đình, gần gũi bố mẹ, biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ với mọi người trong gia đình hơn, 100% phụ huynh tham gia thực nghiệm hài lòng về những giải pháp dự án đưa ra. Điều này chứng tỏ, các giải pháp của dự án đã được cả học sinh và gia đình đón nhận, đánh giá cao. Theo đánh giá của các thầy cô, trong 7 tháng thực hiện dự án, nhà trường chỉ còn nhận được 5 ý kiến của gia đình nhờ thầy cô phối hợp giáo dục ý thức học sinh trong mối quan hệ gia đình. Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia đình đã diễn ra khá thuận lợi và chặt chẽ, góp phần giảm tỉ lệ học sinh vi phạm nội quy của nhà trường xuống dưới 10%; tỉ lệ học sinh xếp phẩm chất tốt hàng năm trên 65% trong đó không có học sinh vi phạm đạo đức ở mức kỉ luật. Các giải pháp của dự án đã gián tiếp góp phần giúp không khí học tập và rèn luyện của học sinh nhà trường thêm sôi nổi và đạt hiệu quả cao hơn.

Xuất xứ sản phẩm:

do cá nhân tôi nghiên cứu

Mô tả cơ bản:

*Thực trạng gia đình hiện nay tại địa bàn xã Huổi Lèng

 Xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, Tỉnh Điện Biên. Là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường Chà, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí không đồng đều, địa hình phức tạp, hầu hết các bản đều nằm ở khu vực đồi núi cao, xa trung tâm xã, giao thông đi lại khó khăn.

- Về góc độ gia đình:

+ Loại hình gia đình: Gia đình có đủ bố mẹ, các con; gia đình có bố mẹ li hôn, con ở với bố hoặc mẹ, gia đình con mồ côi ở với bố hoặc mẹ; gia đình có mẹ kế - con chồng, có chú dượng - con riêng của vợ, gia đình xa cách, li tán con cái ở với ông bà hoặc họ hàng hoặc ở với nhau và các loại hình khác.

+ Về đời sống kinh tế: Có trên 92%  các bạn có bố mẹ làm nông nghiệp thuần túy, 5 % gia đình có bố mẹ làm công chức, viên chức nhà nước; còn lại có đến 3% các bạn có bố mẹ mở xưởng mộc, làm công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp và làm dịch vụ. Tuy nhiên còn 59,3% học sinh là con hộ gia đình nghèo và cận nghèo đồng nghĩa với việc trong 179 học sinh THCS chúng em có điều kiện học tập và phát triển còn gặp rất nhiều khó khăn.

+ Về đời sống tinh thần: 75% các bạn được hỏi cho rằng mình luôn được người lớn trong gia đình quan tâm chăm sóc tốt, 65% cho biết bố mẹ thường xuyên hỏi han, động viên, khích lệ trong học. Tuy nhiên vẫn còn 25% các bạn cho biết mình thường ăn bữa trưa một mình, 20,3% các bạn cho biết gia đình mình ít ăn tối đầy đủ cùng các thành viên, 87% các bạn học sinh cho rằng gia đình mình không thường xuyên đi chơi; ít khi cha mẹ, con cái cùng tập trung cùng trò chuyện với nhau....

- Về phía học sinh :

Thông qua khảo sát ban đầu đối với các bạn học sinh trường PTDTBT THCS Huổi Lèng vào giữa tháng 4/2021, vẫn còn nhiều học sinh chưa nhận thức đúng và đầy đủ về trách nhiệm của bản thân với gia đình của mình. Các em nhận thức được vai trò cần thiết của gia đình, của sự yêu thương, quan tâm sẻ chia của mọi người trong gia đình song các bạn thường có suy nghĩ một chiều: Luôn mong muốn sự quan tâm của mọi người đến mình mà chưa nhận ra rằng mình cũng cần dành sự quan tâm, yêu thương cho mọi người.

Một số em cho rằng mình có cảm giác khó chịu, áp lực, lo lắng và không tự tin vào bản thân; cảm thấy bị lệ thuộc, không thể hiện được khả năng của mình. Nhiều bạn còn có cảm giác ngại việc, có những thái độ khó chịu khi được người thân trong gia đình phân công nhiệm vụ hay nhờ giúp đỡ việc nhà. Ngoài thời gian học, một số bạn không dành thời gian trò chuyện, tâm sự với người thân của mình mà chỉ nhốt mình trong phòng, xem ti vi hoặc chơi điện tử; ngại giao tiếp khi nhà có khách; khi bị trách mắng còn cãi lời, cá biệt có bạn bỏ nhà đi.....

Qua nghiên cứu tôi cũng nhận thấy đa số các em học sinh chưa hiểu rõ vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn giá trị cốt lõi của gia đình.

 Nguyên nhân của những hạn chế trong nhận thức và hành động của học sinh THCS trong việc giữ gìn và phát huy những giá trị cốt lõi của gia đình.

* Từ phía xã hội

Xu thế toàn cầu hoá đang tác động đến những giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực. Một mặt, nó góp phần nâng cao trình độ tư duy khoa học của xã hội công nghiệp, thể hiện ở việc phổ biến các giá trị văn hóa công nghệ, văn hóa thông tin cùng các hoạt động và loại hình văn hóa mới phục vụ cho việc nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên những lối sống xa lạ, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc đã xuất hiện trong đời sống xã hội. Một bộ phận lớp trẻ hiện nay có tâm lý sống buông thả, quay lưng lại với văn hóa, giá trị đạo đức truyền thống. Cùng với sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng, trên các mạng thông tin toàn cầu liên tục tuyên truyền các hình ảnh, tin tức, ấn phẩm độc hại, không phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Điều này đã làm gia tăng tình trạng phạm tội ở một bộ phận giới trẻ hiện nay. Theo đó là xu thế sống thực dụng, ích kỉ, đua đòi, không quan tâm đến mọi người xung quanh, cho mình là số một hiện nay đang ảnh hưởng sâu sắc đến lối sống của thế hệ trẻ trong đó có học sinh trung học cơ sở.

Cuộc sống  gia đình trong thời đại công nghệ cũng có nhiều biến động do áp lực công việc, sự lạm dụng của thiết bị điện tử, thông tin, mạng internet; tư tưởng tự do trong hôn nhân của người lớn ... khiến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình lỏng lẻo, dần mất đi những giá trị truyền thống trong đó có những giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam.

* Từ phía gia đình

          Thực tế cho thấy không phải gia đình nào cũng có điều kiện quan tâm đến các con, vì mải mê lo toan cho cuộc sống mà quên đi sự quan tâm đến con em mình. Bố mẹ, anh chị không thường xuyên gợi mở, trò chuyện để các bạn có cơ hội được giải tỏa những suy nghĩ vướng mắc của bản thân. Ngoài ra còn một số bố mẹ quá nuông chiều con, mua sắm cho con những chiếc điện thoại thông minh nhưng lại không giám sát được thời gian và mục đích sử dụng của con. Từ đó dẫn đến con dành nhiều thời gian sử dụng điện thoại, chơi điện tử, vào trang mạng xã hội,…không còn thời gian để trò chuyện, tâm sự, giúp đỡ bố mẹ, người thân yêu của mình. Những người thân thực sự chưa trở thành điểm tựa tinh thần cho con, thờ ơ với con, khiến con mất tự tin khi gần gũi, sẻ chia. Có bố mẹ quá kì vọng ở con, tạo cho con áp lực, thường xuyên mắng nhiếc, đánh đập khiến con không muôn gần gũi, chia sẻ, quan tâm.

* Từ phía nhà trường

          Nhiều biện pháp giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống trong đó có giáo dục tình cảm gia, lối sống trong gia đình đang được các nhà trường quan tâm với nhiều hình thức thực hiện. Tuy nhiên chủ yếu còn mang tính chất lồng ghép, tích hợp, chưa có chuyên đề riêng, hoạt động trải nghiệm cũng chưa phong phú nên hiệu quả chưa cao, chủ yếu còn mang tính thuyết giáo, chưa có sự tác động sâu sắc đến nhận thức, suy nghĩ của học sinh làm thay đổi hành vi của các bạn.

* Từ phía các bạn học sinh

Do các bạn được nuông chiều nên thường có suy nghĩ sống ỷ nại, dựa dẫm, lâu dần thành sống ích kỉ, coi việc nuôi dưỡng mình là trách nhiệm của bố mẹ; không ý thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc, gìn giữ và phát huy những giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam trong gia đình của mình.

Do tâm lí lứa tuổi mới lớn, không gần gũi với bố mẹ như ngày ở tiểu học nên một số bạn sống tách dần bố mẹ, ít gần gũi như ngày còn bé. Các bạn cũng ngại ngùng nói những lời yêu thương, thể hiện những cử chỉ thân mật dành cho bố mẹ, ông bà như khi còn thơ bé.

Do áp lực học tập, các bạn dành quá nhiều thời gian cho việc học ở trường, ở nhà, học thêm và tham gia các hoạt động khác nên không có thời gian, ít có cơ hội để quan sát, trò chuyện, giúp đỡ và tham gia những hoạt động chung cùng các thành viên trong gia đình.

Để giúp các bạn học sinh trong nhà trường cũng như toàn thể nhân dân trên địa bàn xã Huổi Lèng nâng cao ý thức trong công tác bảo vệ các giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam trong gia đoạn hiện nay, chúng em – Những học sinh mang trong mình tình yêu quê hương mong muốn góp một phần sức nhỏ bé để cùng chung tay giữ gìn và phát huy các giá trị cốt lõi của gia đình Việt hiện này từ đó phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

3.3. Vai trò, trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh trung học cơ sở trong gia đình.

          Theo Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành các thành viên trong gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tôn trọng nhau... Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp công sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình.    Như vậy, học sinh THCS phải có trách nhiệm và nghĩa vụ cùng các thành viên khác trong gia đình xây dựng gia đình hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ; giữ gìn và phát huy những giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam.

* Một số giải pháp giúp học sinh THCS Huổi Lèng biết cách giữ gìn, phát huy giá trị cốt lõi của gia đình Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Tình cảm gia đình là một tình cảm thiêng liêng và cao đẹp ai cũng có. Tuy nhiên, do còn nhỏ tuổi, do thói quen, do nhận thức và nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan khác mà nhiều bạn học sinh THCS chưa nhận thức và có hành động đúng để xây dựng, giữ gìn và phát huy những giá trị đó trong ngôi nhà thân yêu của mình. Chính vì vậy, nhóm tác giả chúng em đã đề xuất một số hình thức để giúp các bạn khắc ghi bài học làm người quan trọng nhất trong cuộc đời - Bài học về tình yêu gia đình, thông qua một số hình thức hoạt động như sau:

Giải pháp 1: Nhóm nghiên cứu tổ chức một số buổi nghiên cứu, tìm hiểu qua tài liệu, đài báo, tivi, thông tin trên mạng Internet…tích cực học tập nội dung về tình cảm gia đình thông qua các môn học ngữ văn, giáo dục công dân, kỹ năng sống…

- Mục đích: Tập hợp các bạn để tìm hiểu tài liệu, báo đài, tivi, thông tin trên mạng internet, tích cực nghiên cứu và tìm hiểu vai trò của gia đình các giá trị cốt lõi của gia đình Việt đối với sự phát triển của trẻ em.

- Tiến hành: Lựa chọn mỗi lớp 3 bạn cùng nghiên cứu những nội dung đề tài.

Giải pháp2: Kết hợp với các thầy cô giáo dạy mỹ thuật, ngữ văn, giáo dục công dân tổng phụ trách đội tổ chức thi viết bài, vẽ tranh theo đề tài nhóm đang thực hiện.

- Mục đích: Thông qua những hoạt động trên giúp các bạn học sinh hiểu được vài trò trong việc giữ gìn các giá trị cốt lõi của gia đình Việt đối với cuộc sống của con người.

          - Tiến hành: Dưới sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên các bạn vẽ tranh, viết bài, qua hoạt động ngoại khóa, hoạt động dưới cờ các bạn đóng vai thể hiện những tiểu phẩm với chủ đề về tình cảm gia đình trong bối cảnh xã hội hiện nay.

Giải pháp 3:  Nhóm nghiên cứu đề xuất trực tiếp với Ban giám hiệu và phối hợp với Liên đội tổ chức tuyên truyền về ngày gia đình Việt Nam (28/6); ngày phụ nữ Việt Nam (20/10); ngày quốc tế phụ nữ (8/3); chuẩn bị đón tết dân tộc; tết cổ truyền… với nội dung cùng nói lời yêu thương, (giữa tháng 10/2021).

- Nguồn video về tình cảm gia đình trên internet.

Ví dụ các nguồn:    

- https://www.youtube.com/watch?v=00WoPveEIdo (Bạo lực bằng lời nói)                     

- https://www.youtube.com/watch?v=J-k6PlSyQF0 (Bạo lực ngôn từ với học sinh)

-https://www.youtube.com/watch?v=55OSIDj7Zi4(Cách bảo vệ bản thân trước những bạo hành bằng lời nói)

Thời điểm: các buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, những bài học Giáo dục công dân, Ngữ văn có liên quan, trong các buổi ngoại khóa, tọa đàm về chủ đề gia đình .

- Hình thức: Tổ chức các buổi xem chung video về tình cảm gia đình. Các bạn học sinh xem, cùng trao đổi, bày tỏ suy ngẫm của học sinh với nhau, học sinh với thầy cô, học sinh - cha mẹ - thầy cô.... để tự rút ra những bài học về niềm hạnh phúc, ý thức trách nhiệm của một người con trong gia đình.

*Bài học từ chương trình phát thanh măng non

          -  Nguồn bài viết: truyện ngắn, các bài thơ, bài tản văn, bài hát về chủ đề

tình yêu thương, trách nhiệm, sự hòa thuận, chia sẻ trong gia đình do sưu tầm hoặc học sinh nhà trường sáng tác hay những bài làm văn hay về chủ đề gia đình.

- Hình thức: Phát thanh măng non của trường

Giải pháp 4:  Xây dựng tủ sách về gia đình, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tại lớp học

          - Mục đích: Sưu tầm và mang những kiến thức về tình yêu gia đình, kỹ năng sống, cách chia sẻ yêu thương của bản thân đối với các thành viên trong gia đình đến gần với các bạn học sinh hơn. Giúp các bạn có nguồn tài liệu phong phú về nội dung về vấn đề nghiên cứu.

- Tiến hành:  Hưởng ứng tuần lễ "Hưởng ứng học tập suốt đời" và các hoạt động giới thiệu sách, kể chuyện theo sách, tìm hiểu sách do thư viện nhà trường tổ chức về chủ đề gia đình. Quyên góp sách về chủ đề gia đình trong tủ sách các lớp để học sinh tìm đọc.

Hoạt động trải nghiệm: Nói lời yêu thương, cử chỉ yêu thương

          Mục đích: Giảm dần và tiến tới hạn chế việc lạm dụng điện thoại, công nghệ; tăng cường giao tiếp trực tiếp, nói nhiều lời yêu thương với cha mẹ, người thân và ngược lại....

- Nội dung: Học sinh nói lời yêu thương qua những việc ngồi cùng cha, mẹ, người thân cùng nhau chia sẻ những lời nói yêu thương, những khó khăn thường gày của bản thân, cũng như lắng nghe những lời khuyên răn từ cha mẹ.

- Hình thức: Tuyên truyền đến các bạn học sinh mỗi ngày sẽ dành một khỏng thời gian nhất định để ở bên cạnh những người thân yêu trong gia đình để cùng lắng nghe, chia sẻ, tâm sự với nhau. Qua đó tăng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

Xây dựng mô hình không gian sinh hoạt chung trong gia đình và con cái giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình

          - Mục đích: Vận động các bạn và gia đình học sinh xây dựng mô hình sinh hoạt không gian chung trong gia đình để tăng mối quan hệ gắn bó giữa con cái và cha mẹ, hạn chế tình trạng học sinh tự kỉ, không giao tiếp, xa cách với cha mẹ.

-Tiến hành: Vận động các bậc phụ huynh và học sinh thực hiện một số mô hình sau:Mỗi ngày ăn chung 1 bữa; Mỗi tuần cả nhà cùng nấu cơm một lần, cùng làm việc nhà 1 lần; Mỗi tuần cùng xem ti vi 1 lần;

- Hình thức: Thông qua giáo viên chủ nhiệm vận động, nhóm tác giả tuyên truyền, vận động  các bạn học sinh hãy dừng tất cả những việc làm không cần thiết sau mỗi ngày học như đi chơi, xem điện thoại... Thay vào đó các bạn sẽ về nhà cùng cha mẹ làm việc giúp đỡ cha mẹ trong công việc gia đình.

 

Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:

cơ sở hạ tầng để giải pháp thực hiện hiệu quả hơn đòi hỏi hệ thống âm thanh, loa đài, tài liệu tuyên truyền đến người dân và học sinh

Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian:

Số người tham gia làm: 1

Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: 6 tháng

Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:

ứng dụng trong giáo dục

Tiêu chí tự đánh giá sản phẩm ý tưởng dự thi

Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:

Giải pháp có tính ứng dụng cao phù hợp với những địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn như địa bàn xã Huổi Lèng, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên Giữ gìn và phát huy các giá trị cốt lõi trong gia đình của gia đình Việt ngày nay là một việc làm hết sức quan trọng không chỉ ở góc độ cá nhân mà phải được coi đây là một nhiệm vụ có tính cấp bách. Xã hội không ngừng phát triển, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ, hệ thống thông tin truyền thông đã làm cho nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai xâm nhập vào xã hội mà đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là giới trẻ. Việc tiếp xúc không có chọn lọc các yếu tố văn hóa truyền thống đã làm cho cách suy nghĩ, hành động của nhiều bạn trẻ trở nên lệch lạc, hành xử không đúng với các chuẩn mực đạo đức xã hội. Việc giữ gìn và phát huy các giá trị cốt lõi của gia đình là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng, khó khăn và phức tạp đối với chính quyền địa phương. Để thực hiện tốt công tác này chính quyền địa phương xã Huổi Lèng đã thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cùng với nhân dân trong xã cho thấy trong công tác xây dựng môi trường văn hóa luôn đi cùng, bám sát quần chúng nhân dân. Theo như lời Bác Hồ dạy “Dễ trăm lần không dân cũng khó, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Một bộ phận không nhỏ trong nhân dân chính là lực lượng thanh niên có sức trẻ, tri thức nên công tác giáo dục nâng cao ý thức cho người dân phải bắt đầu từ những lực lượng này, coi đây là lực lượng nòng cốt, tiên phong trong công tác xây dựng đời sống văn hóa. Thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường nhiều thầy cô giáo bộ môn đã chủ động, tích cực liên hệ thực tiễn trong các giờ dạy học môn: lịch sử, giáo dục địa phương, âm nhạc, ngữ văn, giáo dục công dân, kỹ năng sống… phối hợp với tổ chức phát triển Vùng Mường Chà, thông qua các buổi truyền thông giáo dục kỹ năng sống, ý thức giữ gìn và phát huy các giá trị cốt lõi trong gia đình cho các bạn học sinh. Tuy nhiên do thời gian thực hiện có hạn nên việc tiếp thu, nhận thức của học sinh còn hạn chế. Điểm mới trong đề tài này nhóm nghiên cứu đã nhấn mạnh các biện pháp tác động trực tiếp đến học sinh trong nhà trường. Trải nghiệm thực tế (thăm một số hộ gia đình trên địa bàn xã Huổi Lèng), làm báo tường, phát động cuộc thi vẽ trang cổ động, viết các bài cảm nhận về gia đình… để giúp các bạn học sinh hiểu sâu sắc hơn về vai trò của bản thân đối với gia đình. Từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân về giữ gìn và phát huy các giá trị cốt lõi trong gia đình Việt Nam. Sau đó mỗi một bạn học sinh sẽ là những tuyên truyền viên tích cực đến bạn bè, người thân, cộng đồng để tất cả mọi người dân cùng đoàn kết, nâng cao nhận thức, thấy rõ được vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc lưu giữ và phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. - Đến thời điểm hiện nay tôi đã hoàn thiện được đề tài và áp dụng có hiệu quả tại trường PTDTBT THCS Huổi Lèng. Các bạn học sinh trong nhà trường đã có nhận thức rõ hơn, đầy đủ hơn về giữ gìn và phát huy các giá trị cốt lõi trong gia đình Việt Nam. - Đã phối hợp với Liên đội thành lập nhóm xung kích gồm 18 đội viên năng động, nhiệt tình thường xuyên tuyên truyền tới các bạn học sinh trong nhà trường và người dân sinh sống ở các thôn bản.

Tính ứng dụng:

Giải pháp khi đưa vào áp dụng thực tế tại đơn vị nhà trường và địa phương đã cho kết quả khả quan khi thái độ, hành vi của các em học sinh cũng như người dân đã có nhiều chuyển biến tích cực

Tính hiệu quả:

Với chi phí để thực hiện giải pháp thấp nhưng hiệu quả mang lại rất khả quan, nếu được đầu tư một nguồn kinh phí ổn định để thực hiện giải pháp lâu dài sẽ góp phần tích cực vào xây dựng một xã hội nhân văn, tích cực hơn ngay từ góc độ gia đình.

Tiềm năng phát triển:

Giải pháp được nghiên cứu và thực hiện với lòng tâm huyết của tác giả cùng với sự ủng hộ từ các thầy cô giáo trong nhà trường.

Sản phẩm khác