Kỹ thuật trồng lúa không cày bừa tuần hoàn dinh dưỡng tại chỗ

Kỹ thuật trồng lúa không cày bừa tuần hoàn dinh dưỡng tại chỗ

Cá nhân: Lương Văn Trường

LĨNH VỰC NôNG NGHIệP

Mô tả sản phẩm

Giới thiệu sản phẩm:

- Việc cày bừa quá mức "cày sâu quốc bẫm" và lạm dụng phân bón tổng hợp hóa học và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp hóa học trong sản xuất lúa làm cho việc trồng lúa ngày càng bị lệ thuộc và thiếu tính bền vững. - Người trồng lúa cứ bị luẩn quẩn trong:  Cày bừa kỹ – rửa trôi, thoái hoá đất - cây kém phát triển - Sử dụng phân bón hóa học nhiều hơn - sâu bệnh nhiều – sử dụng thuốc bảo vệ thực vật độc hại hơn và cứ thế lặp đi lặp lại và tăng dần. - Hiện nay người nông dân đang áp dụng phương pháp trồng lúa phổ biến nhất là Cày bừa * Ưu điểm: Làm đất tơi nhuyễn, làm sạch thực bì bề mặt ruộng * Nhược điểm: Cày bừa làm xáo trộn lớp đất bề mặt, đất bị tơi nhuyễn quá mức làm lớp đất trên bề mặt bị rửa trôi, dần đần đất bị thoái hóa. Đất bị rửa trôi sẽ bị cuốn ra kênh mương, gây bồi lắng kênh mương dẫn đến phải thường xuyên nạo vét kênh mương. Vì thường xuyên nạo vét nên không thể trồng cây lâu năm trên bờ mương, không có cây sẽ không có nơi trú ẩn an toàn cho thiên địch. Việc cày bừa cũng sẽ vùi toàn bộ tàn dư thực vật bao gồm cả rơm ra sau thu hoạch xuống tầng đất sâu. Ở tầng đất này sẽ không có oxi, xác thực vật sẽ phân giải trong điều kiện yếm khí, qua trình này sản sinh acid hữu cơ gây ngộ độc cho cây trồng vụ tiếp theo, cây không hấp thu được lượng dinh dưỡng từ việc phân hủy xác thực vật này. Đặc biệt quá trình này sản sinh rất nhiều khí Mê tan. Khí này gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn nhiều lần CO2*Trong đất có rất nhiều hạt cỏ dại, việc cày bừa hàng vụ sẽ làm hạt cỏ trong đất nổi lên, gặp điều kiện phù hợp cỏ sẽ nảy mầm. Do đó phải trừ cỏ thường xuyên mỗi mùa vụ. - Một số nơi sử dụng thuốc trừ cỏ cháy phun lên mặt ruộng tiêu diệt gốc rạ sau đó thu gom đốt và cấy lúa lên trên và không câng cày xới. Tuy nhiên cách này rất độc hại và đã phải loại bỏ.  - Do đó, việc cần thiết là phải có những giải pháp phù hợp hơn giúp người nông dân giảm phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài, nâng cao lợi nhuận và giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Tính năng cơ bản:

- Tiết kiệm chi phí: Việc không cày bừa sẽ giảm chi phí cày bừa, giảm phân bón, giảm thuốc bảo vệ thực vật độc hại; - Giảm rửa trôi: Việc không cày xới sẽ không làm xáo trộn bề mặt, đất sẽ không bị rửa trôi; - Giúp đất tơi xốp hơn: Phần gốc, rễ nằm trong đất sau khi chết sẽ làm những mạch dẫn nước xuống sâu hơn, khi nó phân hủy sẽ tạo thành các ống thoáng giúp đất tơi xốp hơn. Đồng thời phần rơm rạ phía trên bề mặt phân hủy dần dần trong điều kiện hiếu khí sẽ tạo thành phân compost thẩm thấu vào đất, giúp đất tơi xốp hơn, quá trình này không sản sinh khí mê tan nên sẽ Giảm khí gây hiệu ứng nhà kính; - Quá trình phân hủy cũng sẽ giải phóng từ từ dinh dưỡng cho cây hấp thu (Tuần hoàn dinh dưỡng tại chỗ); - Giúp cân bằng sinh thái: Việc không bị rửa trôi, kênh mương không phải nạo vét thường xuyên giúp việc trồng cây lâu năm trên bờ dễ dàng hơn, không phải chặt đi phục vụ nạo vét, tạo nơi trú ngụ cho thiên địch. Đồng thời sẽ giúp chắn gió, giảm nhẹ ảnh hưởng khi thiên tai sảy ra; - Xử lý triệt để lúa ma, lúa lộn: Việc không cày xới hạt lúa ma, lúa lộn và hạt cỏ vụ trước để lại sẽ ko bị chìm xuống đất, khi đưa nước vào đẻ xử lý gốc lúa và rơm rạ, các hạt này sẽ nảy mầm. Sau đó ốc bươu vàng sẽ ăn toàn bộ các hạt mầm này( Lợi dụng sinh vật hại là ốc bươu vàng, biến nó thành sinh vật có lợi trong khoảng thời gian nhất định). Do đó hầu như không phải xử lý cỏ, lúa ma, lúa lộn.

Xuất xứ sản phẩm:

HTX Thanh Niên Nam Đại Dương

Mô tả cơ bản:

Quy trình: Sau khi thu hoạch  

B1: => tiến hành xả nước hoặc chờ tới thời điểm bơm nước đồng trà  vào ruộng, mực nước từ 15 đến 20cm

B2: => Tiến hành rải men vi sinh giúp phân hủy rơm rơm rạ nhanh  

B3: =>  Cho máy lắp bánh lồng chạy trên bề mặt  làm gốc lúa vụ cũ, rơm, cây cỏ gãy gập và chìm trong nước

B4: => Quá trình này kết hợp với nhiệt độ môi trường cao trên 25 độ C sẽ làm toàn bộ gốc ra, cây cỏ tươi chết bởi sốc nhiệt độ, thiếu oxi  

B5: => Khi gặp nước, các hạt cỏ, lúa ma, lúa lộn vụ cũ sẽ nảy mầm trong 2 đến 3 ngày, ngay lập tức sẽ bị ốc và sinh vật ăn thực vật khác ăn hết  

B6: => Phần còn lại sẽ do vi sinh vật phân hủy 

B7: =>  Sau 7 ngày đến 15 ngày rút nước và tiến hành gieo trồng vụ mới 

B8: =>  Phương thức gieo trồng có thể cấy máy hoặc gieo sạ

Lưu ý: Giải pháp này không áp dụng cho cấy lúa bằng tay

Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:

Việc thực hiện giải pháp không yêu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng mới. Chỉ cần thay đổi ký thuật đơn giản, sử dụng phù hợp trang thiết bị, cơ sở hạ tầng sẵn có như: máy cày, máy gieo sạ, máy cấy... là có thể triển khai.

Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian:

Số người tham gia làm: 2

Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: 1-3 năm

Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:

Nông nghiệp

Tiêu chí tự đánh giá sản phẩm ý tưởng dự thi

Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:

Gải pháp được xây dựng dựa trên nền tảng kinh nghiệm thực tiễn sản xuất tại đồng ruộng Việt Nam và với tôn chỉ phù hợp điều kiện sản xuất đặc của Việt Nam, do đó hoàn toàn có thể áp trên quy mô toàn quốc. Giải pháp mang lại một phương pháp sản xuất mới cho người nông dân trồng lúa.

Tính ứng dụng:

Qua việc mô tả quy trình thực hiện giải pháp ở trên, giải pháp được mô tả một cách rõ ràng và đầy đủ, giải pháp rất dễ dàng được áp dụng ở điều kiện sản xuất của Việt Nam một cách rộng rãi. Việc áp dụng giải pháp qua các mùa vụ đã triển khai cho thấy giá trị kinh tế và môi trường to lớn của giải pháp này tới ngành sản xuất lúa gạo. Kết quả thực tế triển khai từ năm 2019 đến nay: - Cây lúa phát triển hoàn toàn bình thường, năng suất không có khác biệt so với cày bừa truyền thống; - Lượng phân bón sử dụng giảm20%, không cần phun thuốc trừ cỏ đầu vụ. - Lượng nhiên liệu sử dụng giảm 60%; - Khấu hao máy móc giảm 30%; - Tổng chi phí cho mỗi vụ sản xuất giảm 20%; - Lượng khi metan gây hiệu ứng nhà kính có giảm (con số cụ thể cần đo đạc); - Cacbon thành phần chính của rơm rạ được lưu trữ tại ruộng;

Tính hiệu quả:

Giải pháp giúp việc trồng lúa tinh gọn hơn; Việc áp dụng cơ giới hoá dễ hơn, phù hợp hơn; Giảm thời gian chuẩn bị mùa vụ; Giảm 20% chi phí sản xuất; Giúp giảm xói mòn đất canh tác; Giảm phát thải hoá chất nông nghiệp ra môi trường, giúp cân bằng hệ sinh thái; Người nông dân giảm lệ thuộc và nguồn phân bón từ bên ngoài; Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; Giúp ngành sản xuất lúa gạo phát triển bền vững hơn.

Tiềm năng phát triển:

Với kinh nghiệm 05 năm trong lĩn vực trồng lúa, giải pháp được xây dựng trên nền tảng kinh nghiệm và nghiên cứu thực nghiệm ngay tại đồng ruộng của mình. Đồng thời triển khai tử nghiệm tại nhiều địa phương. Chúng tôi hoàn toàn tự tin giải pháp này sẽ áp dụng được trên quy mô toàn quốc. Việt Nam hiện nay trồng khoảng 7 triệu Ha lúa mỗi năm. Việc áp dụng đồng bộ giải pháp này giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho ngành trồng lúa. Tạo lợi thế canh tranh cho sản phẩm lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế. Giải pháp vinh dự được Văn Phòng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) tài trợ một phần vốn ban đầu để phát triển giải pháp. Chúng tôi cũng đã thu được những khoảng tiền đầu tiên từ việc chuyền giao giải pháp này cho người nông dân, mặc dù còn rất nhỏ ( 3.800.000đ) nhưng đây sẽ là cột mốc quan trọng thúc đẩy sự phát triển và lan toả giải pháp.

Tài liệu mô tả kỹ thuật cơ bản và hướng dẫn sử dụng sản phẩm:

https://drive.google.com/file/d/1hJHbYzIqoWHYVyNqTntAn2TKX_qhBI2l/view?usp=sharing