Mô hình sản xuất điện từ năng lượng gió và nước chảy
Cá nhân: Đỗ Thị Thu Hà
LĨNH VỰCGiới thiệu sản phẩm:
Với ý tưởng minh họa cho bài 44 môn Khoa học lớp 5, tôi đã làm mô hình sản xuất điện từ năng lượng gió và năng lượng nước chảy như một Đồ dùng dạy học trong đó, phần mô hình sử dụng năng lượng nước chảy dựa vào đồ dùng “Bánh xe nước” đã được ngành cấp phát, phần sử dụng năng lượng gió dựa vào việc vận hành thực tế của Tua-bin gió.
Tính năng cơ bản:
Sản phẩm có những ưu điểm sau đây: +Sản phẩm là một đồ dùng dạy học tích hợp hữu ích giúp học sinh có cái nhìn trực quan về việc điện được sản xuất nhờ năng lượng gió và năng lượng nước chảy. +Sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế nên dễ dàng tìm kiếm, thầy cô ở bất kì vùng miền nào cũng có thể làm được. +Chi phí ít, không mất nhiều thời gian để làm. +Ngoài ra, lan tỏa thông điệp tới HS và Phụ huynh tận dụng đồ tái chế để làm các mô hình khác phục vụ cho việc học tập hoặc cuộc sống hàng ngày.
Xuất xứ sản phẩm:
Tự làm bằng vật liệu tái chế
Mô tả cơ bản:
*Sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế gồm:
+Phần đế chung là thùng xốp để chứa nước.
+ Bánh xe nước: làm từ các thanh xiên tre và nắp chai, gắn xung quanh trục xoay, phía sau gắn với thiết bị phát điện công suất 7w
+ Cánh quạt: sử dụng cánh quạt cũ gắn với thiết bị phát điện công suất 7w
+ Dây dẫn điện, bóng đèn công suất 3v
+ Máy bơm nước; chai nhựa 1.5l chứa được nước
* Nguyên lý hoạt động:
+ Nước được bơm liên tục từ thùng xốp lên chai nhựa làm quay bánh xe nước, từ đó tua-bin quay và làm đèn sáng (có điện)
+ Cánh quạt quay làm tua-bin quay và làm đèn sáng (có điện)
Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:
Khi sử dụng sản phẩm cần nguồn điện ngoài để chạy được máy bơm để bơm nước. Bên cạnh đó, cần sử dụng quạt máy để làm quay cánh quạt trong mô hình.
Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian: Dưới 3 tháng
Số người tham gia làm: 1
Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: 1 năm
Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:
Giáo dục
Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:
Sử dụng đồ tái chế đã làm ra sản phẩm nên phù hợp với mọi thầy cô ở khắp các vùng miền đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
Tính ứng dụng:
Sản phẩm dễ dàng lắp đặt và sử dụng để làm đồ dùng dạy học tiện ích.
Tính hiệu quả:
+Sản phẩm là một đồ dùng dạy học tích hợp hữu ích giúp học sinh có cái nhìn trực quan về việc điện được sản xuất nhờ năng lượng gió và năng lượng nước chảy. +Sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế nên dễ dàng tìm kiếm, thầy cô ở bất kì vùng miền nào cũng có thể làm được . + Chi phí ít, không mất nhiều thời gian để làm. +Ngoài ra, lan tỏa thông điệp tới HS và Phụ huynh tận dụng đồ tái chế để làm các mô hình khác phục vụ cho việc học tập hoặc cuộc sống hàng ngày.
Tiềm năng phát triển:
Vì được làm từ những vật liệu tái chế nên độ bền không cao. Nếu được thay thế bằng các vật liệu có chất lượng thì sản phẩm sẽ có thời gian phục vụ cho việc dạy học lâu dài hơn.