Phát triển cây chè dây leo Tủa Chùa góp phần phát triển kinh tế cho người dân tại huyện Tủa Chùa
Cá nhân: Hoàng Thị Dịu
LĨNH VỰC NôNG NGHIệPCá nhân: Hoàng Thị Dịu
LĨNH VỰC NôNG NGHIệPGiới thiệu sản phẩm:
Ở nước ta, cây chè dây leo có phân bố tự nhiên ở một số huyện, tỉnh vùng núi như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu... Ở một số tỉnh đã giới thiệu và phát triển sản phẩm chè dây leo trên toàn quốc có giá thành cao được nhiều người biết đến. Riêng ở Điện Biên thì cây chè dây leo là cây bản địa của huyện Tủa Chùa, mặc dù sản phẩm chè dây leo của Tủa Chùa có chất lượng rất tốt và được lấy hoàn toàn từ trong tự nhiên nhưng chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy qua đề tài này bước đầu giới thiệu sản phẩm chè dây leo Tủa Chùa định hình một số yêu cầu cụ thể nhằm làm tăng giá trị cho chè dây leo Tủa Chùa, thu hút người tiêu dùng góp phần tìm ra hướng đi để phát triển kinh tế từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, đem lại thu nhập ổn định lâu dài cho người dân bằng việc giới thiệu chè dây leo Tủa Chùa – Điện Biên. Giải pháp đưa ra dễ thực hiện, đơn giản và phù hợp với điều kiện tự nhiên và xã hội ở địa phương.
Tính năng cơ bản:
Đưa cây chè dây leo huyện Tủa Chùa tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng toàn quốc Bảo tồn cây chè dây leo trong tự nhiên Hình thành các dự án, trang trại trồng chè dây leo nhằm thúc đẩy kinh tế của người dân vùng cao Bằng công tác tuyên truyền, hướng dẫn, vận động, hiện nay các nông hộ đã khai thác chè dây leo trong tự nhiên theo hướng vừa khai thác vừa bảo tồn để không tận diệt chè dây leo. Nhiều nông hộ đã ươm cây con và trồng chuyên canh để khai thác lâu dài. Hiện nay một số xã đã có những gia đình trồng chè dây leo thành vườn nhỏ. Trong tương lai, chúng tôi mong muốn kêu gọi các dự án để có thể tận dụng đất đồi để trồng chè dây leo trên hiện rộng, quy mô lớn, đảm bảo nguồn cung ứng khi thị trường tiêu thụ được mở rộng Việc quảng bá chè dây leo trên Website du lịch, trên facebook cũng đã thu lại những hiệu quả rõ rệt bởi số lượt tương tác và số lượng đặt hàng. Việc bán hàng qua kênh Livestream để người mua trực tiếp quan sát sản phẩm cũng thu được thành tựu đáng kể với những buổi Livestream lên tới hơn 400 lượt người theo dõi và tương tác Các nông hộ hiện nay đã thu hoạch chè dây theo kĩ thuật, đảm bảo vệ sinh và chất lượng sản phẩm. Chè dây thành phẩm đã được sao, sấy khô theo quy trình đảm bảo giữ được hương vị và giá trị của cây chè. Thành phẩm được hút chân không để bảo quản được lâu hơn.
Xuất xứ sản phẩm:
Giáo viên trường THPT Thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên
Mô tả cơ bản:
Bằng những giải pháp thực tiễn, chúng tôi đã đưa sản phẩm chè dây leo Tủa Chùa đến với người tiêu dùng không chỉ ở trong tỉnh Điện Biên mà còn ở các tỉnh khác.
Tỉnh Điện Biên là tỉnh miền núi có nhiều địa điểm thu hút khách du lịch, đặc biệt nơi đây có rất nhiều các di lịch sử, hằng năm thu hút nhiều lượt khách du lịch, thuận lợi cho việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng khắp đất nước
Giới thiệu sản phẩm chè dây leo Tủa Chùa – Điện Biên trên các trang mạng. Trên trang du lịch và đặc sản của huyện cần đưa thêm sản phẩm đặc sản của Tủa Chùa làm quà tặng nổi bật giống như chè Tuyết San. Gần đây người Việt Nam sử dụng Facebook rất nhiều để quảng cáo và bán sản phẩm không mất tiền quảng cáo lại phổ biến rộng rãi, vì vậy trên các trang Facebook cá nhân tăng cường quảng cáo bán giới thiệu sản phẩm chè dây leo Tủa Chùa – Điện Biên
Để nguồn chè tự nhiên không bị cạn kiệt như các vùng khác, cần tuyên truyền cách khai thác chế biến và bảo vệ chè đúng cách, luôn có nguồn chè cung ứng cho thị trường.
Hướng dẫn người dân chế biến và bảo quản chè dây leo để áp dụng tạo sản phẩm chè dây leo Tủa Chùa – Điện Biên chất lượng tốt nhất. Sản phẩm có chất lượng tốt thì sẽ được khách mua tìm đến nhiều lần hơn.
Tuyên truyền về công dụng, giá trị của cây chè dây đối với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng của chè dây trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày
Quảng bá sản phẩm rộng rãi trên các Fanpage, facebook. Xây dựng Website cung cấp đầy đủ thông tin về nguồn gốc, tác dụng, giá thành sản phẩm để người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm hiểu thông tin và tiếp cận sản phẩm
Quảng bá sản phẩm ở các hội chợ thương mại, các trung tâm giới thiệu sản phẩm…
Phát triển, hoàn thiện quy trình thu hoạch, chế biến chè dây theo dây truyền khép kín, đảm bảo vệ sinh và chất lượng sản phẩm.
Áp dụng khoa học kĩ thuật để trồng chè dây để thu được sản lượng cao và chất lượng tốt.
Kêu gọi các dự án đầu tư để phát triển cây chè dây tại huyện Tủa Chùa. Xây dựng kế hoạch và hình thành dự án trồng chè dây thành trang trại, quy hoạch một số xã trồng chè dây tập trung để thuận lợi trong việc thu hoạch, chế biến và đưa ra thị trường
Trên cơ sở đặc điểm sinh trưởng, phát triển và cho năng suất, thì để sản xuất, khai thác bền vững và bảo tồn cây chè dây trong tự nhiên cần phải đảm bảo các nguyên tắc:
+ Phải thu hái đúng thời vụ theo hướng dẫn
+ Thu hái chiều dài phần ngọn hợp lý để có dược liệu tốt nhất;
+ Thu hái cành đúng kỹ thuật sẽ cho ra các cành tái sinh nhiều hơn.
Dự án được triển khai và áp dụng rộng rãi để nhiều người có thể biết tới chè dây leo Tủa Chùa, qua đó chè dây leo Tủa Chùa sẽ trở thành sản phẩm đặc sản được tìm mua nhiều. Từ đây có thể tìm ra hướng đi mới cho người dân trong phát triển kinh tế từ việc khai thác chế biến sản phẩm chè dây leo tại địa phương một cách bền vững lâu dài.
Yêu cầu đối với cơ sở hạ tầng cần thiết để triển khai ứng dụng sản phẩm:
Hệ thống tưới tiêu, giàn leo, hệ thống sấy, đất nông nghiệp...
Sản phẩm được phát triển trong khoảng thời gian:
Số người tham gia làm: 5
Sản phẩm có mặt trên thị trường hoặc đưa vào ứng dụng rộng rãi trong khoảng thời gian: 1 năm
Phạm vi thị trường và ngành ứng dụng:
Nông sản
Tính sáng tạo, đổi mới và công nghệ:
Áp dụng kĩ thuật chuyên canh để trồng chè dây leo thành vườn, nông trại nhằm bảo tồn nguồn dược liệu có trong tự nhiên. Sử dụng công nghệ sao, sấy khô chè, người dân không lệ thuộc vào thời tiết để phơi chè, đảm bảo việc giữ lại dưỡng chất của chè đồng thời hạn chế tối đa nấm mốc.
Tính ứng dụng:
Dễ dàng triển khai trên diện rộng Phương thức đơn giản, hiệu quả cao
Tính hiệu quả:
Duy trì nguồn thu nhập ổn định, giúp các hộ nông dân phát triển kinh tế. Việc trồng chuyên canh cây chè dây leo tại các vùng đồi giúp chống xói mòn đất. Vườn chè dây leo có thể được khai thác trong nhiều năm, chi phí cho việc ươm giống và chăm sóc thấp.
Tiềm năng phát triển:
Địa hình, khí hậu của huyện Tủa Chùa rất phù hợp với sự phát triển của cây chè dây leo. Chúng tôi mong muốn phát triển thương hiệu Chè dây leo Tủa Chùa thành một thương hiệu quen thuộc với người tiêu dùng nhằm bảo tồn cây chè dây leo tự nhiên. Hình thành các nông hộ, các trang trại chè dây leo có áp dụng khoa học kĩ thuật trong việc trồng và chế biến chè để có nguồn cung dồi dào cho thị trường, thúc đẩy kinh tế của người dân vùng cao ngày một phát triển.
Tài liệu mô tả kỹ thuật cơ bản và hướng dẫn sử dụng sản phẩm:
https://docs.google.com/document/d/1jO30ZXugo9u0XSU090kz3qolAL4-x3ZF/edit