Thái Tổ miếu nằm ở góc đông nam Hoàng thành Huế, được vua Gia Long xây dựng vào năm 1804 để thờ 9 chúa triều Nguyễn. Nơi đây rộng gần 15.000 m2 với 13 hạng mục công trình khác nhau. Xung quanh bao bọc bởi hệ thống tường bao với 5 cổng ra vào.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Thái Tổ miếu là công trình kiến trúc gỗ đồ sộ nhất nằm trong Hoàng thành với 15 gian hai chái, dài khoảng 70 m.
Thái Tổ miếu nằm ở góc đông nam Hoàng thành Huế, được vua Gia Long xây dựng vào năm 1804 để thờ 9 chúa triều Nguyễn. Nơi đây rộng gần 15.000 m2 với 13 hạng mục công trình khác nhau. Xung quanh bao bọc bởi hệ thống tường bao với 5 cổng ra vào.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Thái Tổ miếu là công trình kiến trúc gỗ đồ sộ nhất nằm trong Hoàng thành với 15 gian hai chái, dài khoảng 70 m.
Công trình hiện xuống cấp, không thể thờ tự được. Hệ thống mái ngói thay thế bằng mái tôn đã thủng lỗ chỗ.
Năm 1947, các công trình chính ở Thái Tổ miếu bị thiêu rụi. Để có nơi thờ tự các chúa triều Nguyễn, vào năm 1971, Từ Cung thái hậu cùng hoàng tử Bảo Long đã góp tiền của xây dựng lại một tòa nhà trên nền đất cũ.
Công trình hiện xuống cấp, không thể thờ tự được. Hệ thống mái ngói thay thế bằng mái tôn đã thủng lỗ chỗ.
Năm 1947, các công trình chính ở Thái Tổ miếu bị thiêu rụi. Để có nơi thờ tự các chúa triều Nguyễn, vào năm 1971, Từ Cung thái hậu cùng hoàng tử Bảo Long đã góp tiền của xây dựng lại một tòa nhà trên nền đất cũ.
Những cột kèo bằng gỗ của công trình bị mối mọt sau nhiều năm không được tu sửa.
Để tránh công trình sụp đổ, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã gia cố khu vực nội điện bằng hệ thống cọc sắt.
Để tránh công trình sụp đổ, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã gia cố khu vực nội điện bằng hệ thống cọc sắt.
Nội điện đã bị bỏ hoang nhiều năm khiến nơi đây trở nên nhếch nhác. Những án thờ được sơn son thiếp vàng không sử dụng đã mục nát.
Nội điện đã bị bỏ hoang nhiều năm khiến nơi đây trở nên nhếch nhác. Những án thờ được sơn son thiếp vàng không sử dụng đã mục nát.
Trước sự xuống cấp của di tích, các án thờ 9 chúa triều Nguyễn được di chuyển thờ tạm tại Triệu Tổ miếu ở phía đằng sau. Công trình Triệu Tổ miếu cũng là nơi thờ chúa Nguyễn Kim, cha ruột của chúa Nguyễn Hoàng, người có công lớn trong việc khai phá vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân.
Trước sự xuống cấp của di tích, các án thờ 9 chúa triều Nguyễn được di chuyển thờ tạm tại Triệu Tổ miếu ở phía đằng sau. Công trình Triệu Tổ miếu cũng là nơi thờ chúa Nguyễn Kim, cha ruột của chúa Nguyễn Hoàng, người có công lớn trong việc khai phá vùng đất Thuận Hóa - Phú Xuân.
Nằm bên trong quần thể di tích, cửa Quang Hy là một trong hai cửa liên thông chánh điện Thái Tổ miếu với điện Chiêu Kính, điện Mục Tư, điện Long Đức, Thổ Công Từ, Tả Tùng Tự và Hữu Tùng Tự.
Hiện các cửa Quang Hy, Diên Hy và cửa chính Thái Tổ miếu đều hư hại nặng, hoang phế, không đón khách du lịch để đảm bảo an toàn.
Nằm bên trong quần thể di tích, cửa Quang Hy là một trong hai cửa liên thông chánh điện Thái Tổ miếu với điện Chiêu Kính, điện Mục Tư, điện Long Đức, Thổ Công Từ, Tả Tùng Tự và Hữu Tùng Tự.
Hiện các cửa Quang Hy, Diên Hy và cửa chính Thái Tổ miếu đều hư hại nặng, hoang phế, không đón khách du lịch để đảm bảo an toàn.
Hệ thống cửa công trình đã bị hư hại nặng, bạc màu sơn son. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phải dùng tre để gia cố giữ các cửa này lại.
Hệ thống cửa công trình đã bị hư hại nặng, bạc màu sơn son. Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phải dùng tre để gia cố giữ các cửa này lại.
Lư hương bị gỉ sét, trơ trọi giữa sân Thái Tổ miếu.
Nền móng của công trình Tả Tùng Tự bên trong Thái Tổ miếu đã bị triệt phá trong chiến tranh.
Với mong muốn phục hồi một công trình kiến trúc gỗ có quy mô lớn được xây dựng dưới thời vua Gia Long, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đang xây dựng đề án phục hồi Thái Tổ miếu với kinh phí hơn 265 tỷ đồng cho giai đoạn 1.
Các nhà nghiên cứu văn hóa Huế góp ý, trước khi thiết kế, phục hồi công trình cần có cuộc thám sát khảo cổ học để xác định rõ vị trí một số công trình đã biến mất mà trong sử sách có nhắc đến.
Nền móng của công trình Tả Tùng Tự bên trong Thái Tổ miếu đã bị triệt phá trong chiến tranh.
Với mong muốn phục hồi một công trình kiến trúc gỗ có quy mô lớn được xây dựng dưới thời vua Gia Long, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đang xây dựng đề án phục hồi Thái Tổ miếu với kinh phí hơn 265 tỷ đồng cho giai đoạn 1.
Các nhà nghiên cứu văn hóa Huế góp ý, trước khi thiết kế, phục hồi công trình cần có cuộc thám sát khảo cổ học để xác định rõ vị trí một số công trình đã biến mất mà trong sử sách có nhắc đến.
Võ Thạnh