Vành đai 2 TP HCM được quy hoạch cách đây 16 năm, dài hơn 64 km. Đây là tuyến chạy ở các quận, huyện vùng ven giúp giảm quá tải cho khu vực trung tâm thành phố. Hiện toàn tuyến còn 14 km chưa khép kín, chia làm 4 đoạn. Trong đó đoạn 3 dài gần 2,8 km từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức) thi công từ năm 2017 đến nay chưa xong.
Công trình được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) với tổng vốn hơn 2.700 tỷ đồng, bao gồm giải phóng mặt bằng. Vướng mắc trong thủ tục thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư và chậm đền bù, giải toả khiến dự án dừng từ tháng 3/2020 đến nay, khi đạt gần 44% khối lượng.
Sau ba năm ngưng trệ, công trường dự án um tùm cỏ dại, hình thành những đường mòn dân sinh đi tắt qua khu vực.
Vành đai 2 TP HCM được quy hoạch cách đây 16 năm, dài hơn 64 km. Đây là tuyến chạy ở các quận, huyện vùng ven giúp giảm quá tải cho khu vực trung tâm thành phố. Hiện toàn tuyến còn 14 km chưa khép kín, chia làm 4 đoạn. Trong đó đoạn 3 dài gần 2,8 km từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức) thi công từ năm 2017 đến nay chưa xong.
Công trình được đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) với tổng vốn hơn 2.700 tỷ đồng, bao gồm giải phóng mặt bằng. Vướng mắc trong thủ tục thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư và chậm đền bù, giải toả khiến dự án dừng từ tháng 3/2020 đến nay, khi đạt gần 44% khối lượng.
Sau ba năm ngưng trệ, công trường dự án um tùm cỏ dại, hình thành những đường mòn dân sinh đi tắt qua khu vực.
Hai nhánh cầu bắc qua con rạch nhỏ gần nút giao Gò Dưa mới làm dở phần thô rồi dừng, nằm trơ trọi trên công trường. Từ khi dự án bị ngưng, nhà đầu tư rút toàn bộ công nhân, chỉ thuê người ở lại trông coi.
Hai nhánh cầu bắc qua con rạch nhỏ gần nút giao Gò Dưa mới làm dở phần thô rồi dừng, nằm trơ trọi trên công trường. Từ khi dự án bị ngưng, nhà đầu tư rút toàn bộ công nhân, chỉ thuê người ở lại trông coi.
Nhiều hạng mục thi công dở dang, sắt thép đã hoen gỉ sau thời gian dài phơi nắng mưa.
Theo thiết kế, tuyến được giải phóng mặt bằng với bề rộng 67 m, giai đoạn một làm đường song hành hai bên, mỗi bên rộng 10,5 m cho 6 làn xe. Phần giữa chưa xây dựng mà dự trữ cho giai đoạn sau.
Nhiều hạng mục thi công dở dang, sắt thép đã hoen gỉ sau thời gian dài phơi nắng mưa.
Theo thiết kế, tuyến được giải phóng mặt bằng với bề rộng 67 m, giai đoạn một làm đường song hành hai bên, mỗi bên rộng 10,5 m cho 6 làn xe. Phần giữa chưa xây dựng mà dự trữ cho giai đoạn sau.
Gần 3 km công trình, nhiều đoạn vật liệu xây dựng chất đống, máy móc, xe cẩu... ngổn ngang.
Dự án kỳ vọng sớm khởi công sau khi Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù cho TP HCM vừa được Quốc hội thông qua, trong đó cho phép thành phố thu hồi và thực hiện các thủ tục giao đất cho nhà đầu tư.
Ông Trần Đức Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Văn Phú - Bắc Ái (nhà đầu tư), cho biết đến nay đơn vị đã tạm ứng kinh phí cho giải phóng mặt bằng và thi công tuyến đường hơn 1.400 tỷ đồng.
UBND TP HCM trước đó tính dùng 4 khu đất ở quận 1, 3, 10, Bình Tân để thanh toán cho nhà đầu tư. Sau khi chính sách mới có hiệu lực, thành phố sẽ cập nhật và làm các thủ tục thanh toán cho doanh nghiệp dự án.
Gần 3 km công trình, nhiều đoạn vật liệu xây dựng chất đống, máy móc, xe cẩu... ngổn ngang.
Dự án kỳ vọng sớm khởi công sau khi Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù cho TP HCM vừa được Quốc hội thông qua, trong đó cho phép thành phố thu hồi và thực hiện các thủ tục giao đất cho nhà đầu tư.
Ông Trần Đức Thắng, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Văn Phú - Bắc Ái (nhà đầu tư), cho biết đến nay đơn vị đã tạm ứng kinh phí cho giải phóng mặt bằng và thi công tuyến đường hơn 1.400 tỷ đồng.
UBND TP HCM trước đó tính dùng 4 khu đất ở quận 1, 3, 10, Bình Tân để thanh toán cho nhà đầu tư. Sau khi chính sách mới có hiệu lực, thành phố sẽ cập nhật và làm các thủ tục thanh toán cho doanh nghiệp dự án.
Công trường hoang phế nhiều năm, trở thành nơi chăn nuôi gia súc của người dân.
Các đường cống thoát nước cỡ lớn chất đống trên công trường, bị cỏ dại phủ quanh.
Một hố đào công trình đọng nước, phủ đầy rong rêu, lục bình.
Những ống sắt cỡ lớn hoen gỉ, ngổn ngang trên công trường.
Một số đoạn trên công trường trở thành điểm đổ rác, xà bần của người dân trong khu vực.
Một số người dân đi tắt qua công trường để rút ngắn quãng đường thay vì chạy vòng theo quốc lộ 1.
Ngoài vướng thủ tục thanh toán, giải phóng mặt bằng chậm cũng ảnh hưởng tiến độ công trình. Dự án này có phạm vi giải toả khoảng 15,6 ha, với gần 470 hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng. Đến nay, TP Thủ Đức đã bàn giao khoảng 74% diện tích mặt bằng.
Theo nhà đầu tư, sau hơn ba năm dừng thi công, dự án đã phát sinh lãi hơn 700 tỷ đồng, trung bình mỗi tháng khoảng 14,2 tỷ. "Doanh nghiệp mong các khó khăn sớm được tháo gỡ để thi công trở lại, tránh phát sinh thêm lãi vay ngân hàng", ông Thắng nói.
Một số người dân đi tắt qua công trường để rút ngắn quãng đường thay vì chạy vòng theo quốc lộ 1.
Ngoài vướng thủ tục thanh toán, giải phóng mặt bằng chậm cũng ảnh hưởng tiến độ công trình. Dự án này có phạm vi giải toả khoảng 15,6 ha, với gần 470 hộ dân, tổ chức bị ảnh hưởng. Đến nay, TP Thủ Đức đã bàn giao khoảng 74% diện tích mặt bằng.
Theo nhà đầu tư, sau hơn ba năm dừng thi công, dự án đã phát sinh lãi hơn 700 tỷ đồng, trung bình mỗi tháng khoảng 14,2 tỷ. "Doanh nghiệp mong các khó khăn sớm được tháo gỡ để thi công trở lại, tránh phát sinh thêm lãi vay ngân hàng", ông Thắng nói.
Bốn đoạn với tổng chiều dài hơn 14 km của Vành đai 2 chưa khép kín. Đồ họa: Thanh Huyền
Ngoài dự án trên, ba đoạn còn lại chưa khép kín thuộc Vành đai 2 chưa được đầu tư. Trong đó, thành phố dự kiến ưu tiên triển khai hai đoạn khác đi qua TP Thủ Đức, gồm từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội và xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng, tổng chiều dài hơn 6 km. Đoạn còn lại ở phía Nam đầu tư sẽ triển khai sau.
Vành đai 2 bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) qua cầu Phú Mỹ (quận 7), tiếp tục ra ngã tư Bình Thái nối vào nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức), điểm cuối ra quốc lộ 1 rồi chạy vòng về Nguyễn Văn Linh tạo thành đường vòng quanh TP HCM. Đây là trục huyết mạch giúp phân luồng, giảm áp lực giao thông nội đô.
Bốn đoạn với tổng chiều dài hơn 14 km của Vành đai 2 chưa khép kín. Đồ họa: Thanh Huyền
Ngoài dự án trên, ba đoạn còn lại chưa khép kín thuộc Vành đai 2 chưa được đầu tư. Trong đó, thành phố dự kiến ưu tiên triển khai hai đoạn khác đi qua TP Thủ Đức, gồm từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội và xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng, tổng chiều dài hơn 6 km. Đoạn còn lại ở phía Nam đầu tư sẽ triển khai sau.
Vành đai 2 bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh) qua cầu Phú Mỹ (quận 7), tiếp tục ra ngã tư Bình Thái nối vào nút giao Gò Dưa (TP Thủ Đức), điểm cuối ra quốc lộ 1 rồi chạy vòng về Nguyễn Văn Linh tạo thành đường vòng quanh TP HCM. Đây là trục huyết mạch giúp phân luồng, giảm áp lực giao thông nội đô.
Thanh Tùng - Gia Minh