Đây là làng nghề đặc trưng cho người Chăm ở Ninh Thuận. Sản phẩm làm ra được dùng làm lễ phục trong các dịp Tết Chăm; phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước.
Nghề dệt chiếu Định Yên huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp có tuổi đời hơn một thế kỷ và nổi danh nhờ nét văn hóa đặc trưng vùng sông nước phương Nam. Người dân nơi đây đa phần sống bằng nghề dệt chiếu, hộ nào cũng có 1-2 khung dệt, máy dệt trở lên. Nghề này không mang lại sự giàu có, nhưng đã nuôi sống biết bao gia đình, là nghề gắn bó với tên làng, tên đất Định Yên.
Xiếc thú là một nghề nguy hiểm nhưng đầy niềm vui vì đem đến tiếng cười cho người xem, đặc biệt là các em nhỏ.
Là một trong những nghề khá mới mẻ, hiện nghề đóng tàu sắt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long thu hút rất nhiều công nhân, lao động. Các tàu gỗ truyền thống sẽ được thay thế bằng tàu sắt. Nghề đóng tàu sắt gồm khá nhiều công đoạn, nhưng chủ yếu vẫn là ghép hàn theo đúng thiết kế định sẵn.
Làm khô mực là nghề truyền thống của ngư dân miền biển. Mực sau khi đánh bắt ngoài việc sử dụng tươi sống một phần được chế biến thành mực khô.
Những người cha, người mẹ mưu sinh bằng nghề bán thức ăn trong chợ hay một góc nhỏ ven đường. Quang gánh này có thể đã nuôi sống cả gia đình và cho con cái yên tâm đến trường.
Nghề giáo viên nhạc họa là một công việc liên quan đến nghệ thuật. Họ là người ươm mầm cho những tài năng tương lai.
Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, nghề chữa cháy, cứu hộ cứu nạn rất cần đến các trang thiết bị tối tân và đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để đáp ứng yêu cầu cao của xã hội.
Buôn bán trên chợ nổi là một nghề có truyền thống lâu đời của đồng bằng sông Cửu Long. Những hàng hóa, nông phẩm được trao đổi, mua bán với nhau trên thuyền, tập trung ở những chợ nổi đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, thu hút nhiều khách du lịch khi đến với vùng sông nước Nam bộ này.
Hầu như gia tài lớn nhất của nhà nông là những con vật nuôi. Bò là vật nuôi không tốn tiền thức ăn, chỉ cần chăn dắt là đủ.
Đây còn gọi là nghề bán nước biển, đem nước biển lên phơi thành muối để bán.
Nhiếp ảnh là nghề ghi lại những khoảnh khắc của cuộc sống. Nghề này nếu có tay nghề cao thì thu nhập rất tốt và đỉnh cao là nghệ sĩ nhiếp ảnh nếu có tâm hồn và niềm đam mê vô tận.
Nghề sản xuất dây thừng từ xơ dừa, biến những thứ tưởng chừng như bỏ đi như vỏ dừa thành những thành phẩm cần thiết. Nghề này mang lại thu nhập cho gia đình và hữu ích cho xã hội.
Nghề gốm sứ thủ công chiếm một vị trí quan trọng trong các làng nghề Việt Nam. Nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo của bàn tay con người.
Thợ hàn là nghề có thu nhập khá tốt hiện nay. Nghề này yêu cầu sự khéo léo, đôi khi cần có chứng chỉ hàn và thường xuyên phải có mặt tại các công trường bồn, bể, gas, kết cấu thép. Người trẻ dễ xin việc sau khi ra trường và người trung niên, có kinh nghiệm vẫn còn được trọng dụng.
Các nghệ nhân đã tận dụng nguồn vật liệu từ gỗ để tạo ra nhiều loại đồ dùng gia dụng hữu ích, thiết thực khác nhau, mang đậm tính nghệ thuật và văn hóa địa phương. Nghề này thực sự không khó, ít chi phí, chủ yếu cần niềm đam mê, óc sáng tạo và sự tỉ mỉ.
Không chỉ đơn giản là may quần, may áo, thợ may còn là người sáng tạo ra vẻ đẹp bên ngoài cho mỗi người. Họ cần mẩn trong từng đường kim mũi chỉ, họ sáng tạo trong từng đường nét, nên từ lâu, nghề may chính là nền tảng của sự phát triển thời trang cho đến tận ngày nay.
Nhân viên kế toán sẽ theo dõi việc mua thức ăn hàng ngày của nhà bếp đối với doanh nghiệp tự nấu cơm cho công nhân, không qua đấu thầu.
Nhiều bác sĩ, y sĩ, y tá... gắn bó với doanh nghiệp để chăm sóc sức khỏe cán bộ công nhân viên. Nhờ có họ trong doanh nghiệp mà người lao động yên tâm công tác hơn.
Họa sĩ là một nghề cao quý. Mỗi tác phẩm đem lại vẻ đẹp, phong thái và tôn vinh giá trị nghệ thuật của ngôi nhà. Người họa sĩ là người lao động bằng sự sáng tạo, đam mê, yêu nghề, yêu nghệ thuật, cái đẹp.
Công việc nào cũng gian khổ. Cái khổ của người thợ hàn cắt là phải chịu đựng sức nóng. Sắt muốn thành thép thì phải qua lò luyện. Con người muốn trở nên rắn rỏi cần đổ mồ hôi.
Chăm sóc một đứa trẻ bình thường đã khó, chăm sóc trẻ khuyết tật còn khó vạn lần, đòi hỏi sự tận tụy, tình yêu thương, sự kiên nhẫn của một người mẹ để những đứa trẻ không may trong cuộc sống có thể tồn tại và hòa nhập vào cuộc sống.
Nghề cơ khí là một công việc bên cạnh kiến thức, đòi hỏi còn có sự sáng tạo, đam mê và nhiệt huyết.
Múa lân là một nghề tay trái được phục vụ góp vui trong ngày Tết, lễ hội, khai trương. Để múa đẹp đòi hỏi người múa phải có sự đam mê và tập luyện, phối hợp nhuần nhuyễn với nhịp trống.
Hình ảnh ông Đồ già trong chiếc áo the, khăn xếp và guốc mộc cũ kỹ, ngồi cho chữ... trong những ngày xuân.
Múa lân - sư - rồng không những là nghệ thuật trong dân gian, mà còn là sự tranh tài với nhau giữa các đội múa. Tùy theo không gian rộng hay hẹp và ý nghĩa của lễ hội, hoạt động lân sư rồng vẫn được duy trì và phát triển đều đặn hàng năm trong đời sống hiện nay.
Trải qua bao thăng trầm khó khăn, có lúc tưởng chừng phải bỏ nghề nhưng những nghệ nhân vẫn quyết tâm gắn bó chỉ vì hai chữ “yêu nghề” và họ tiếp tục truyền dạy cho con cháu những sản phẩm lư đồng truyền thống tiếp để tục vươn xa trên thị trường.
Trong nghề bếp, sức khỏe là yêu cầu quan trọng nhất cho những người làm bếp và đòi hỏi kỹ lưỡng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Nghề bếp ngày nay còn đòi hỏi rất cao tính thẩm mỹ về cách trình bày món ăn...
Đây là một nghề được nhiều bạn trẻ yêu thích.