Nhiều độc giả đồng tình với bài viết So sánh mức tăng giá nhà giữa Việt Nam và nước ngoài rằng giá đất sẽ đóng băng rồi tăng trưởng chứ không giảm:
Bài viết có dẫn chứng đầy đủ, dành cho những ai còn nghi ngờ và chờ đợi giá nhà giảm sau dịch mới mua. Bây giờ dù có mua xa một chút thì cũng mua để đó đi, chứ đợi đến bao giờ. Nhớ là mua hợp pháp, chứ đừng nghe theo lời hứa sẽ làm sổ của cò đất. Sẽ rất nguy hiểm khi mua đất phân lô theo lời hứa hẹn cả 10 năm không thấy tăm hơi sổ sách. Nghèo thì phải ăn chắc, chứ phiêu lưu, mua nhà chưa giấy tờ, giấy tờ tay... được ăn cả ngã về không thì có thể phải trắng tay.
Bất động sản đóng băng chỉ ảnh hường đến các trường hợp lướt sóng ngắn hạn kiếm lời. Còn xét trên dài hạn của việc bảo toàn vốn thì thời điểm nào cũng nên giữ bằng bất động sản. Chính vì nó đóng băng nên cần phải mua, vì rất ít khi bất động sản quay đầu giảm. Nó sẽ đứng yên thời gian ngắn 1-2 năm lấy đà rồi sau đó sẽ tăng rất nhanh bù cho khoảng thời gian bị đóng băng. Lúc đó có khi không kịp mua, giá đã tăng.
Độc giả Binh Nguyen chỉ ra ba nguyên nhân bất động sản là kênh trú ẩn an toàn:
Bất động sản ở Việt Nam sẻ không giảm vì nó là kênh đầu tư khả dĩ nhất cho đa số người:
- Muốn đầu tư chứng khoán thì cần kiến thức kinh nghiệm.
- Đấu tư vàng chỉ tăng giá ngang lạm phát. Lâu dài chỉ giữ giá trị, không có lời.
- Ngoại tệ mỗi năm chỉ tăng vài phần trăm.
- Gửi tiết kiệm lãi thấp.
Độc giả Tuan Hoang cho rằng cần có ý chí và tính toán để có được nhà thành phố:
Người thu nhập không cao vẫn có thể mua được nhà bằng cách tích cóp dần đến đâu mua đến đấy. Ví dụ có 800 triệu thì mua nhà bình thường. Sau đó 5-7 năm có thêm 700 triệu thì bán nhà cũ đi được 1,5 tỷ đồng, thêm vào sẽ mua được nhà 2,2 tỷ. Làm như vậy 2-3 lần là có được nhà khang trang khi bạn khoảng 50 tuổi. Miễn là bạn đừng tiêu pha phung phí, phải biết quản lý tài chính gia đình cho phù hợp.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.
Hữu Nghị tổng hợp