VnExpress Khoa học

Fi-Mi: Hệ thống di động quan trắc và dự đoán chất lượng không khí ứng dụng trí tuệ nhân tạo

Fi-Mi: Hệ thống di động quan trắc và dự đoán chất lượng không khí ứng dụng trí tuệ nhân tạo
 
 

Đơn vị: Phòng nghiên cứu ICN, Trung tâm BKAI, Trường Công nghệ Thông tin và Truyền Thông, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Website: https://fi-mi.vn

Mô tả giải pháp: Ô nhiễm không khí gần đây đã trở thành một vấn đề cấp thiết ở nước ta. Trong bối cảnh đó, một giải pháp quan trắc và dự báo chất lượng không khí với độ chính xác cao trên diện rộng là một yêu cầu cấp thiết giúp chính phủ hoạch định các chính sách kịp thời, và người dân lên kế hoạch cho các hoạt động cá nhân.

Dự án Fi-Mi đề xuất hệ thống quan trắc di động sử dụng các thiết bị quan trắc tự chế tạo có giá thành rẻ, đặt trên các xe buýt.

Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng để hiệu chỉnh dữ liệu nhằm tăng cao độ chính xác, dự báo chất lượng không khí trong tương lai, cũng như chất lượng không khí ở các vùng không được quan sát bởi thiết bị đo.

Fi-Mi sẽ cung cấp bản đồ chất lượng không khí thời gian thực với độ chính xác cao và độ phủ rộng. Người dân có thể truy cập thông tin chất lượng không khí ở mọi vị trí, không chỉ ở thời điểm hiện tại mà trong cả tương lai.

Dự án cũng sẽ cung cấp thư viện các API về xử lý dữ liệu chất lượng không khí, nhằm giúp các bên thứ ba có thể phân tích và dự đoán chất lượng không khí của họ.

Fi-Mi xây dựng và cung cấp cơ sở dữ liệu mở về chất lượng không khí của Hà nội. CSDL này sẽ giúp các nhà nghiên cứu tiếp cận thông tin đầy đủ về chất lượng không khí ở Hà Nội, thúc đẩy các nghiên cứu liên quan. Hiện nay, hệ thống 25 thiết bị Fi-Mi đã được triển khai trên hệ thống xe buýt của Transerco.

Liên hệ

Cơ quan chỉ đạo
Bộ Khoa học và Công nghệ
113 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Đơn vị thực hiện
Báo điện tử VnExpress
Tầng 5 - Tòa nhà FPT - số 17 Duy Tân, Dịch Vọng Hâu, Cầu Giấy, Hà Nội
https://ai4vn.vnexpress.net/
Diễn giả

GS.TS. Nguyễn Thanh Thủy

Trưởng phòng Thí nghiệm Mục tiêu Trí tuệ nhân tạo, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) Chủ tịch FISU

Đầu năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã ban hành chiến lược quốc gia về nghiên cứu phát triển và ứng dụng TTNT đến năm 2030 (QĐ 127/QĐ-Ttg ngày 26/1/2021 của Thủ tưởng chính phủ). Chiến lược được ban hành với hy vọng tạo ra cú huých cho sự phát triển TTNT của Việt nam, góp phần phát triển kinh tế xã hội và từng bước đưa Việt nam trở thành những điểm sáng về TTN trong khu vực. Tuy nhiên, cũng phải nhận thấy rằng, đây là một quá trình dài kỳ, phức tạp và rất cần sự thông suốt về thông tin trong thực hiện bởi tất cả các bên liên quan.