(Bài viết Ý Kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)
Em tôi đánh trẻ hàng xóm. Bố cầm cây roi mây dài, quất em một cái, miệng quát: "Mày còn đánh nó thì tao đánh mày." Mẹ tôi ra tra khảo thêm: "Sao lại đánh nó?". Em tôi đáp: "Bảo nó đưa bóng mà nó không đưa"...
Những đoạn đối thoại kiểu thế này diễn ra thường xuyên trong gia đình tôi. Tất nhiên, chúng không giải quyết được điều gì. Dù tôi có ra sức dỗ dành và giải thích cho em rằng đánh người là không đúng, sau này lớn lên thi thoảng nó vẫn dùng nắm đấm giải quyết vấn đề. Bố tôi biết chuyện lại đánh nó, vòng tuần hoàn cứ lặp đi lặp lại cho đến khi em tôi không sống chung với gia đình nữa.
Mẹ tôi thường nói em tôi không nghe lời bố. Nhưng tôi lại nghĩ rằng nó đã "học" được từ ông rất nhiều - đánh người thì đối phương sẽ sợ hãi mà ngừng nghỉ một thời gian. Minh chứng rõ nhất là sau mỗi trận đòn, em tôi luôn rất ngoan, giống với đứa hàng xóm, lo sợ sau mỗi trận đòn "kín" của em tôi. "Con cãi cha mẹ trăm đường con hư" là đạo lý được dạy từ bậc phổ thông, không bàn đến tính đúng sai của nó, nhiều người quan niệm "nghe lời " là tốt, nhưng thế nào là nghe lời?
Người lớn dạy trẻ rằng không được dùng bạo lực, nhưng họ vẫn luôn đánh con mình; dạy trẻ rằng không vứt rác bừa bãi, nhưng thực tế khi ra đường họ vẫn xả rác lung tung; dạy phải ăn nói lễ phép, nhưng không dùng đủ thành phần câu khi nói chuyện với trẻ; dạy rằng phải tôn trọng cha mẹ, nhưng chính họ lại không hề tôn trọng con... Những đứa trẻ, mầm non của đất nước, học được gì từ những lời nói không đi đôi với việc làm này?
"Các không ăn muối cá ươn" - chúng ta luôn bắt từng đứa trẻ phải "ăn muối", nhưng trong chính những hành động mâu thuẫn với với việc làm của ta lại đang làm những tâm hồn nhỏ bé hoang mang. Chúng biết ăn "muối" nào bây giờ, làm sao để "lớn" lên? Đừng để con bạn ghi nhớ bạn bằng những "bức tường cha - mẹ", rồi sợ hãi "nghe lời" theo kiểu đó là "định nghĩa" của bạn, mà không biết rằng bạn là cha mẹ của chúng.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trangÝ kiến tại đây.