Logo World Cup 2006. (Yimg) |
Qua 4-5 kỳ World Cup trước, khán giả Việt Nam đã quen với việc VTV nghiễm nhiên là đơn vị độc quyền truyền hình trực tiếp; các nhà đài địa phương chỉ có thể tiếp sóng lại một cách có điều kiện và chỉ có thtể thực hiện chương trình bình luận trước, giữa và sau trận là của riêng mình. Để mua được sóng sạch, VTV thường thông qua đối tác là FiFa và trả bằng hình thức quảng cáo trên sóng toàn quốc của mình.
Thương vụ bản quyền
Những tưởng vị thế độc quyền ấy còn bình ổn thì thật bất ngờ, cuối năm con Gà, lãnh đạo đài VTV nhận được lời chào bán bản quyền World Cup 2006 từ chính một người đồng hương - vị Tổng giám đốc Trương Gia Bình của FPT.
Cái giá ban đầu đưa ra lên tới 3 triệu USD, tức ngót 48 tỷ đồng cho 64 trận đấu. Hoá ra, ngay từ trong năm, FPT đã liên hệ với đối tác độc quyền của FIFA về bản quyền truyền hình để đàm phán và mua lại bản quyền độc quyền truyền hình trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam. Một thương vụ hứa hẹn hốt bạc vì sự hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt của đất nước hơn 82 triệu dân.
Những rắc rối nảy sinh
Đầu tiên là cái lắc đầu từ chối của VTV vì cái giá quá cao mà lãnh đạo FPT đưa ra. Đây lại là đơn vị duy nhất có sóng truyền hình phủ toàn quốc tới tận các vùng xâu xa, biên giới và hải đảo. Nghĩa là đông người xem nhất - điều mà các nhà quảng bá thương hiệu trên truyền hình mong muốn.
Thật vậy, con số bình quân 700 triệu đồng cho một trận đấu truyền hình trực tiếp không dễ tìm lại bằng bán quảng cáo bởi đa phần các trận đấu diễn ra vào thời điểm không thuận với múi giờ Việt Nam: nửa đêm về sáng. Và với mức khoảng 30-40 triệu đồng một Block quảng cáo 30 giây, thì bà con xem World Cúpẽ bị "ăn" quảng cáo mệt nghỉ so với các kỳ World Cup trước.
VTC than khó Là kênh truyền hình thể thao đầu tiên ở Việt Nam cử phóng viên sang Đức chuẩn bị World Cup 2006; rồi sớm cho ra đời chương trình "Đường đến World Cup"... các phóng viên, bình luận viên của VTC hiện chưa biết liệu công ty mình có đủ lực để mua bản quyền truyền hình trực tiếp các trận đấu hay không. Nếu không sẽ rất khó làm và phần nào mất đi ưu thế truyền hình trực tiếp vừa có sau Sea Game 23. |
Thương thảo lại, FPT chịu hạ giá 2,5 triệu USD nhưng vẫn còn cao; cuối cùng; họ đành lật bài ngửa với bản hợp đồng ký với đối tác là hơn 2 triệu USD để... tìm sự đồng cảm, cùng nhau tìm hướng giải quyết.
Bước đầu, VTV đang cho FPT lựa chọn quyền độc quyền thứ hai: bán quảng cáo trên sóng truyền hình bóng đá. Nhưng độc quyền đó thực sự là việc khó bởi đâu không phải là lĩnh vực mà FPT "thiện chiến".
Để có thêm quyền lợi, thu hút khách hàng quảng cáo, FPT đang thương thảo để VTV cho thêm khung quảng cáo ở các chương trình, kênh sóng và giờ phát khác ngoài thời lượng trực tiếp truyền hình các trận đấu.
Từ thế bị động, VTV giành lại được quyền cầm cờ trước FPT. Nhưng có vẻ cuộc chiến vì thế được khơi mào, bởi trong bối cảnh cạnh tranh truyền hình vừa bắt đầu nhen nhúm, các nhà đài khu vực địa phương sẽ không đứng ngoài cuộc chơi.
(Theo TTNN)