Chia sẻ xung quanh câu chuyện "Làm thuê hay làm chủ", nhiều độc giả VnExpress ủng hộ quan điểm không nên liều mình khởi nghiệp khi bản thân chưa tích lũy đủ kinh nghiệm:
Những câu chuyện thành công chỉ là bề nổi của tảng băng, còn phần chìm rất ít người thấy nó. Khi thấy ai đó thành công, bạn không biết được họ đã phải trải qua những gì? Cứ hô hào start-up này nọ, rồi tự huyễn hoặc bản thân dám đương đầu mới có thể thành công, khi mà chưa có kiến thức hay kế hoạch cụ thể thì giống như tự đào hố chôn mình. Khẩu hiệu "cứ làm rồi sẽ thành công" không sai. Nhưng nếu không chuẩn bị kỹ các điều kiện cần thiết như kiến thức, kỹ năng, kế hoạch đối phó với các vấn đề có thể xảy ra thì thất bại là điều đương nhiên.
Có nhiều bạn cứ nghĩ mình học trường này trường nọ ra là có thể làm chủ. Nhưng rất tiếc, tất cả các kiến thức, kỹ năng mà bất kỳ trường nào dạy cũng đều chỉ là điều kiện cần và người có kiến thức kỹ năng đó cũng chỉ có thể đi làm thuê. Để làm được chủ, không chỉ cần kiến thức, kỹ năng, mà còn cần có bản lĩnh (để vượt qua sóng gió, khó khăn), sự nhanh nhạy (để nhìn ra cơ hội), và quan trọng nhất là tố chất lãnh đạo (luôn coi mình là chủ và chỉ làm theo ý chí, khát vọng của bản thân). Nếu có những tố chất đó cùng với chiến lược phát triển cuộc đời phù hợp, nếu không thành công lớn thì chí ít cũng trụ được ở cương vị làm chủ.
Tôi rất thích câu: "Không phải cứ giỏi kiến thức sẽ thành công, nhưng tôi chưa thấy ai thành công mà không giỏi cả". Tôi từng đi làm thuê và đại đa số những nơi tôi vào làm thuê, tôi đều nói với người phỏng vấn: ''Tôi xin làm tháng đầu không lương để cho công ty thấy khả năng của mình. Sau đó công ty đồng ý cho tômột1 tấm bằng Đại học chuyên ngành Ngoại ngữ. Và sau đó, tôi đều được chọn vào những vị trí như Đội trưởng, Quản lý, thậm chí Phó Giám đốc. Sau khoảng 10 năm đi làm thuê ở gần chục công ty khác nhau, tôi có kỹ năng, kiến thức. Vì vậy, hãy đi làm thuê, bạn sẽ được rất nhiều mà không mất học phí.
>> Tôi khởi nghiệp thành công nhờ kiên nhẫn chỉ dạy nhân công
Là một người đi theo và hỗ trợ một start-up từ điểm xuất phát, những ngày đầu tiên, tôi làm việc rất máu lửa với kinh nghiệm sales của mình. Đồng hành cùng một người giỏi, chúng tôi đã làm lên một thương hiệu trong ngành. Thế nhưng, vì tuổi trẻ thích khám phá và bay nhảy, tôi rời đi. Hai năm sau, tôi thấm được cái cảm giác thất bại, về tính kiên trì, về quyết tâm. Tôi quay lại và tiếp tục đồng hành với người đó. Trong khi đó, với tính kiên trì và tài giỏi star-up đó vẫn hoạt động và mạnh mẽ hơn.
Tôi may mắn ra trường làm cho một công ty gia đình. Học được cách quản trị doanh nghiệp, tài chính, nhân sự... Thực sự, quản trị một công ty rất nhiều vấn đề, những kinh nghiệm đó rất có giá trị. Nếu giờ khởi nghiệp, tôi tự tin sẽ không rơi vào hoàn cảnh quản trị yếu kém. Nói chung, phải đi làm thuê những môi trường có nhiều vấn đề, đặc biệt các công ty nhỏ đang trong giai đoạn triển, bạn mới thấu được và đủ sức khởi nghiệp, đưa doanh nghiệp tiến lên.
Nhưng những câu chuyện thành công có thể làm con người ta thích thú khi đọc, khi nghe. Ngay cả khi những cá nhân trong những câu chuyện xuất chúng đó cũng đề cập là họ đã thất bại rất nhiều lần, nhưng họ vẫn cố gắng, để rồi họ đã thành công. Đâu đó, tạo nên tư tưởng "cứ làm, cứ thất bại, rồi sẽ thành công".
Nhưng một đời người có thể có đủ cho bao nhiêu lần thất bại? Nếu là trụ cột trong gia đình, thất bại của bạn cũng là thất bại cho cả cha mẹ, vợ chồng, con cái.
Cho nên, hãy thất bại ít lần thôi. Và muốn như vậy, bạn cần có thời gian tìm hiểu rõ ngành và nâng cao khả năng trong quá trình làm thuê.
>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.