Điểm chuẩn Đại học Công đoàn dao động 14,5-23,25. Năm nay, ngành Luật có điểm trúng tuyển cao nhất, sau đó là Kế toán 22,85. Hai ngành này có điểm chuẩn dẫn đầu năm ngoái.
Bên cạnh các ngành có điểm chuẩn ở ngưỡng 22-23, Đại học Công đoàn có bốn ngành lấy 14,5 và 15 điểm, trong đó Quan hệ lao động, Bảo hộ lao oộng và Xã hội học thấp nhất.
Điểm chuẩn cụ thể từng ngành của trường:
STT | Ngành | Tổ hợp | Điểm trúng tuyển |
1 | Quản trị kinh doanh | A00, A01, D01 | 22 |
2 | Tài chính Ngân hàng | A00, A01, D01 | 22,5 |
3 | Kế toán | A00, A01, D01 | 22,85 |
4 | Quản trị nhân lực | A00, A01, D01 | 22 |
5 | Quan hệ lao động | A00, A01, D01 | 14,5 |
6 | Bảo hộ lao động | A00, A01, D01 | 14,5 |
7 | Xã hội học | A01, C00, D01 | 14,5 |
8 | Công tác xã hội | A01, C00, D01 | 15 |
9 | Luật | A01, C00, D01 | 23,25 |
Năm 2020, Đại học Công đoàn tuyển 1.800 sinh viên cho 9 chuyên ngành, nhiều nhất là Quản trị kinh doanh 340. Về điểm trúng tuyển 2019, ngành Kế toán có đầu vào cao nhất - 19,55, tiếp theo là Luật (19,25) và Quản trị kinh doanh (19,1). Hai ngành có điểm chuẩn thấp nhất (14) là Công tác xã hội và Xã hội học.
Đại học Tài nguyên và Môi trường lấy 15 là điểm chuẩn cho đa số ngành đào tạo. Tại trụ sở chính Hà Nội, Quản trị kinh doanh và Marketing là hai ngành có điểm trúng tuyển 21, cao nhất cả trường, kế đó là Quản trị khách sạn 20,5. Đây là ba ngành có điểm chuẩn trên 20.
Tại phân hiệu Thanh Hóa, cả 7 ngành đều có điểm chuẩn 15. Mức 15-16 cũng là điểm sàn của trường năm nay.
Điểm chuẩn cụ thể của 30 ngành:
Năm nay, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội mở 5 ngành mới, gồm: Marketing - Truyền thông; Quản trị khách sạn; Logistic và Quản trị chuỗi cung ứng; Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm; Sinh học ứng dụng. Trường dự kiến tuyển 3.970 chỉ tiêu ở 23 ngành, trong đó 50% sử dụng kết quả thi THPT quốc gia, 50% xét học bạ.
Năm 2019, điểm trúng tuyển Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội từ 14 đến 15,5, trong đó, đa số ngành lấy mức 14.
Thanh Hằng