Người xưa có câu: "Sức khỏe là vàng". Để tận hửng được cuộc sống, con người cần phải có sức khỏe. Tuy nhiên, Covid-19 diễn biến khá phức tạp. Bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho gia đình và cho cộng đồng rất là quan trọng, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non.

Cô giáo đo thân nhiệt trước khi cho trẻ vào lớp học.
Ở độ tuổi này, các bé rất hiếu động, không thích làm theo sự chỉ dẫn của người lớn, chưa có ý thức tự giác bảo vệ sức khỏe của bản thân. Bên cạnh đó, thời gian trẻ sinh hoạt ở trường nhiều hơn. Vì vậy, nhà trường và giáo viên đóng vai đóng vai trò then chốt. Việc chia sẻ thông tin chính xác và khoa học về Covid-19 sẽ giúp trẻ và phụ huynh giảm bớt nỗi sợ hãi, lo lắng về dịch bệnh và tăng cường khả năng ứng phó trước các tác động gián tiếp của dịch bệnh đối với cuộc sống hiện nay.
Xây dựng một công cụ để theo dõi hành vi rửa tay ở học sinh và thưởng cho trẻ nào rửa tay thường xuyên, kịp thời, nhà trường bố trí máy sát khuẩn tay trước cổng trường để trẻ thực hiện sát khuẩn tay trước khi vào trường học.

Trẻ thực hiện sát khuẩn tay trước khi vào trường học.
Sử dụng con rối hoặc búp bê để minh họa cho trẻ các triệu chứng bệnh (hắt hơi, ho, sốt), những điều cần làm khi bị ốm (đau đầu, đau bụng hoặc sốt và mệt mỏi) và cách an ủi một bạn bị ốm (nuôi dưỡng lòng thấu cảm và hành vi bày tỏ sự quan tâm một cách an toàn).
Giáo viên cho trẻ ngồi theo vòng tròn để tạo khoảng cách an toàn giữa các trẻ. Cho trẻ tập giãn cách nhau một sải tay hoặc tập bắt chước chim vẫy cánh giúp trẻ biết cách duy trì khoảng cách an toàn với người khác và không chạm vào người bạn.
Một trong những cách hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ em trước virus corona và các bệnh khác chính là khuyến khích trẻ em rửa tay thường xuyên, tối thiểu 20 giây một lần. Để dạy trẻ thói quen rửa tay, thay vì dọa dẫm, giáo viên có thể cho trẻ thực hiện rửa tay trong các giờ học, vừa học vừa chơi tạo vừa tạo không khí hứng thú để trẻ không nhàm chán.

Trẻ thực hiện 6 bước rửa tay trong tiết học vệ sinh.
Thường xuyên trao đổi, phối hợp cùng với phụ huynh 6 bước rửa tay theo đúng quy trình. Luôn luôn lắng nghe và trả lời thắc mắc của phụ huynh.
Cùng nhau thảo luận về những phản ứng mà các trẻ có thể gặp ở trường học để phụ huynh hiểu rõ về cách sinh hoạt hàng ngày của trẻ ở trường.
Ban giám hiệu, giáo viên và nhân viên phối hợp cùng với trạm y tế xã phun thuốc khử trùng sàn nhà, đồ dùng đồ chơi, các tay nắm cửa và các dụng cụ khác... bằng dung dịch cloraphin. Thường xuyên tổ chức ngày chủ nhật xanh, phát quang bụi rậm, vệ sinh khu vực sân trường, lớp học luôn sạch sẽ.
Lên thực đơn cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, lựa chọn những thực phẩm tươi sống đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khử trùng dụng cụ bằng nước sôi, chế biến thức ăn hợp vệ sinh đảm bảo theo nguyên tắc bếp ăn một chiều. Thường xuyên vệ sinh khu vực nhà bếp, các tủ đựng thực phẩm khô, nhà kho...
Cập nhật thông tin Covid-19 thường xuyên kịp thời. Tuyên truyền trên bảng tin của trường để cho cán bộ nhân viên, giáo viên và phụ huynh biết về dịch bệnh cũng như cách phòng chống.
Tuyên truyền về cách tự bảo vệ sức khỏe trẻ em mầm non, cán bộ, giáo viên nên súc miệng, họng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Trường hợp trẻ có biểu hiện sốt cao báo ngay cơ sở tuyến trên để có biện pháp xử lý kịp thời tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán dịch tiết đường hô hấp; không khạc nhổ nơi công cộng; vứt bỏ khăn giấy che mũi, miệng vào thùng rác và rửa sạch tay.
Cần tránh việc đưa tay lên mắt, mũi, miệng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch theo quy trình rửa tay của Bộ Y tế, đặc biệt một số thời điểm như sau khi ho, hắt hơi; trước khi ăn; sau khi đi vệ sinh; sau khi tham gia các hoạt động thể chất; khi thấy tay bẩn; giữ ấm cơ thể, tập thể dục, ăn chín, uống chín và đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng; hạn chế tiếp xúc với các vật nuôi, động vật hoang dã.
Tăng cường thông khí tại lớp học bằng cách mở cửa ra vào và cửa số, hạn chế sử dụng điều hòa; thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa, đồ chơi, dụng cụ học tập và các đồ vật trong phòng học, phòng chức năng bằng các chất tẩy rửa thông thường như xà phòng hoặc các dung dịch khử khuẩn thông thường khác; đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ, có đủ nước sạch và xà phòng rửa tay.
Khi phát hiện trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên có biểu hiện sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, đồng thời thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất, cơ quan quản lý để có biện pháp hỗ trợ, xử lý kịp thời.
Nguyễn Thị Gấm
Từ ngày 16/6 đến 6/7, độc giả chia sẻ khoảnh khắc lớp học an toàn, vui khỏe của bé mầm non, tiểu học đến cuộc thi "Lớp học vui khỏe, an toàn". Đó có thể là các biện pháp phòng dịch bệnh; tập thể dục tăng cường sức đề kháng; nhảy, hát các bài hát phòng dịch; không khí vui tươi, hào hứng trong giờ uống sữa học đường...
Mỗi tuần, ban tổ chức sẽ chọn 20 bài dự thi đáp ứng tiêu chí để trao giải thưởng tiền mặt và voucher mua sản phẩm của Vinamilk.
Độc giả gửi bài tham gia cuộc thi dưới dạng bài viết (kèm 1-3 ảnh), bài ảnh (3 ảnh trở lên), video (dưới 3 phút). Gửi bài dự thi tại đây.