Với hơn 5.000 m2 nhà lưới trang bị hệ thống tưới tự động, mỗi ngày, cơ sở rau an toàn Song Hành cung cấp cho thị trường khoảng 2 tấn rau sạch các loại, đem về doanh thu 15-20 triệu đồng.
Với thời gian thu hoạch ngắn, tiết kiệm chi phí đầu tư và diện tích, mỗi ngày, cơ sở trồng rau mầm ở Quảng Ninh cung cấp cho thị trường khoảng 40kg rau mầm các loại.
Mỗi quy trình chăn nuôi, trồng trọt tại Dabaco đều được đầu tư, xem xét từ khâu chọn giống, nguyên liệu đến chế biến, cung cấp và xử lý chất thải cẩn thận.
Từng 5 năm làm đạo diễn truyền hình, cuối cùng, anh Phạm Công Chính lại ổn định sự nghiệp với nghề trồng rau nuôi cá và kiếm trung bình hơn 200 triệu đồng mỗi tháng.
Các loại rau trồng thủy sinh dưới lòng đất, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo chất lượng và an toàn cho sức khỏe người dùng.
Góc vườn 150 mét vuông của ông Trần Đình Đông và bà Huỳnh Thị Nga (Đồng Hới, Quảng Bình) có nhiều loại rau như cải, xà lách, hành, rau khoai và một số trái cây phổ biến.
Tân đệ nhất phu nhân của nước Mỹ cam kết sẽ giữ lại vườn rau và vườn hồng mà cựu phu nhân Michelle Obama gây dựng trong 8 năm sống ở Nhà Trắng.
Tận dụng mảnh vườn rộng để trồng rau, nuôi gà, suốt nhiều năm nay, gia đình cô Trình - chú Dũng (Hà Tĩnh) không phải tốn tiền mua thực phẩm ngoài chợ.
Một công ty Nhật Bản sử dụng công nghệ trồng rau trong nhà, cho sản lượng hơn 80 tấn rau sạch mỗi năm.
Từ một loại cây rừng, rau dớn đi vào nền ẩm thực dân dã của người Việt cùng bát canh cá, đĩa rau nộm, rau xào bình dị nhưng đậm đà hương vị.
Xà lách tím được người dùng ưa chuộng bởi màu sắc đẹp cùng vị giòn tan, thanh mát. Đà Lạt là nơi trồng chủ yếu giống cây này với sản lượng khoảng 900 tấn mỗi năm.
Toàn bộ quy trình trồng, chăm sóc đều được giám sát chặt chẽ bởi cán bộ chuyên môn để đảm bảo rau sạch, đủ điều kiện thu hoạch, cung ứng cho thị trường.
Sau 3 năm gây dựng và phát triển mô hình trồng rau mầm sạch, chị Bùi Thị Thanh Hà (thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội) không chỉ có nguồn thu nhập ổn định mà còn cung cấp được nguồn thực phẩm sạch cho đông đảo người dùng.
Trên tổng diện tích hơn 20ha, 150 hộ nông dân xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn có thể cung cấp cho thị trường Hà Nội trên 400 tấn rau mỗi năm.
Cách tận dụng giá thể rau mầm, than bùn, xơ dừa làm đất gieo hạt; ủ phân hữu cơ từ rau và đậu tương cùng hệ thống tưới tự động giúp người trồng xà lách tại Ninh Sở, Thường Tín, Hà Nội tạo ra sản phẩm rau sạch phục vụ thị trường.
Việc tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong trồng rau hữu cơ giúp bà con xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội tạo ra những lứa rau sạch đạt chất lượng, đồng thời góp phần bảo vệ môi trường.
Rau được trồng trong nhà kính có hệ thống lưới, chặn côn trùng để người dân chủ động kiểm soát sâu bệnh, đồng thời có màng ngăn mưa để kiểm soát dư lượng nitrat trên thân rau.
Các hoạt động trong quy trình sản xuất rau, từ khâu chuẩn bị giá thể, gieo hạt, chăm sóc đến thu hoạch đều được thực hiện theo quy trình khép kín và tự động.
Là một kỹ sư Bách khoa điện tử nhưng tình yêu với mảnh đất Nam Định, với nông sản quê hương đã giúp anh Tuệ đi theo con đường làm nông nghiệp sạch và sớm gặt hái được thành quả.
Chị Huyền (Cầu Giấy, Hà Nội) đã lật bỏ phần mái tôn trước nhà để làm giàn rau 2 tầng, nhờ thế mà thoải mái có rau ăn, không phải mua.