Bộ Tài chính đề xuất lùi lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu sang năm 2027, thay vì 2026 như kế hoạch.
Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước được gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đến 20/11 năm nay.
Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị bỏ xăng khỏi diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, song lãnh đạo Bộ Tài chính lo "bỏ sẽ không khuyến khích dùng tiết kiệm".
Thị phần của các dòng bia không chính thức, kém chất lượng chiếm gần 6% quy mô thị trường, với sản lượng tăng 28-71% trong hai năm gần đây.
Nhiều thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng xăng, điều hòa là mặt hàng thiết yếu, không nên đánh thuế tiêu thụ đặc biệt.
VCCI đề xuất giãn thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 2026 sang 2028, để tránh tác động bất lợi đến thị trường, doanh nghiệp.
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng không nên áp thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa do mặt hàng này "không có lỗi".
Nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ nghiên cứu áp thuế theo hàm lượng đường với nước ngọt và có lộ trình khi đưa mặt hàng này vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Giá trung bình một bao thuốc ở Việt Nam chưa đến 1 USD, bằng một nửa so với các quốc gia khác, điều này khiến nhiều người dễ tiếp cận với thuốc lá, bao gồm cả giới trẻ.
Theo báo cáo của CIEM, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt có thể kéo GDP giảm hơn 0,44%, tương đương 42.570 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).
GDP 2026 có thể giảm 0,03% do tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia lên 70-80%, theo tính toán của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM).
Gần một năm qua, doanh thu ngành bia sụt giảm 6% trên cả nước, 11% tại 6 thành phố lớn do chính sách siết nồng độ cồn, thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân.
Ông Nguyễn Quốc Việt, Phó viện trưởng VERP đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt rượu, bia vào 2026, sau đó giãn 2-3 năm để nhà chức trách đánh giá lại tác động, thay vì tăng tuyệt đối vào 2030.
Các bộ ngành đề nghị bỏ xăng, điều hòa ra khỏi đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, song Bộ Tài chính không đồng ý.
Nhóm nghiên cứu kiến nghị giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho ôtô hybrid (xe sử dụng động cơ xăng và điện) xuống còn 50-70% so với ôtô chạy xăng thông thường.
Các tổ chức cho rằng giá bán nước ngọt cần tăng thêm 20%, tương ứng mức thuế tiêu thụ đặc biệt 40% để đảm bảo mục tiêu sức khỏe.
Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị áp thuế tiêu thụ đặc biệt bia, rượu tới 155% hoặc bổ sung mức tuyệt đối để đảm bảo mục tiêu sức khỏe.
Bảy nhà sản xuất ôtô lớn nhận ưu đãi giảm thuế tiêu thụ đặc biệt trong 5 năm, bắt đầu từ 2028-2032.
VCCI tiếp tục đề xuất Bộ Tài chính nghiên cứu bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng do đây không phải mặt hàng xa xỉ.
Đồ uống có hàm lượng đường trên 5g/100ml được các bộ Y tế, Tài chính đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt do góp phần gây béo phì và bệnh không lây nhiễm.