Các doanh nghiệp và hộ gia đình châu Âu đang đối mặt với mùa đông khắc nghiệt, bất chấp các chính phủ đã chi hơn 300 tỷ euro cứu trợ.
Thụy Điển phát hiện hai vụ nổ dưới lòng biển trước khi đường ống Nord Stream 1 bị rò rỉ, làm dấy lên nghi vấn về hành động phá hoại.
Giá củi và viên nén gỗ ở Đức cao gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, khi nhu cầu tăng do chi phí năng lượng leo thang.
Ngoại trưởng Lavorv cho rằng người dân phương Tây bình thường đang "trả giá cho chính sách chống Nga" của giới tinh hoa cầm quyền.
Chính phủ Đức đang đàm phán quốc hữu hóa Uniper, nhằm bảo vệ nhà cung cấp quan trọng đang thua lỗ vì Nga cắt khí đốt sang châu Âu.
Ngoại trưởng Hungary cho rằng EU không nên áp thêm trừng phạt với Nga bởi việc này chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại.
Giới chức Đức cho biết nhà máy hạt nhân Isar 2 có một điểm rò rỉ và cần ngừng hoạt động một tuần để sửa chữa trong tháng 10.
Giá khí đốt hợp đồng tương lai tại châu Âu giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi các nước nỗ lực xoa dịu cuộc khủng hoảng năng lượng.
Ngành công nghiệp châu Âu đang lâm cảnh giảm sản lượng, thậm chí đóng cửa nhà máy bởi giá năng lượng tăng vọt do thiếu nguồn khí đốt từ Nga.
Hai điểm tựa cho nền kinh tế là "khí đốt rẻ từ Nga" và "nhu cầu lớn từ Trung Quốc" đều đang gặp vấn đề, đe dọa khả năng tăng trưởng của Đức.
Các ngân hàng châu Âu, huyết mạch của kinh tế khu vực, chuẩn bị sẵn máy phát điện, giảm sử dụng đèn trước nguy cơ mất điện trong mùa đông.
Ngoài một số công ty năng lượng đang chật vật vì đầu vào phụ thuộc khí đốt Nga, số khác thậm chí lại ăn nên làm ra.
Tổng số tiền mà Anh và EU dự kiến tung ra để trợ giá năng lượng cho người dân và doanh nghiệp đã lên hơn 500 tỷ USD.
Pháp, Ba Lan muốn áp trần giá khí đốt Nga, nhưng Đức cho rằng việc này sẽ khiến Moskva trả đũa, cắt hoàn toàn nguồn cung cho EU.
Các nước EU đang bơm hàng chục tỷ euro trợ giá năng lượng trong lúc sự đồng thuận về việc trừng phạt Nga có dấu hiệu rạn nứt.
Tập đoàn Gazprom nói đã ký thỏa thuận với Trung Quốc để bắt đầu chuyển sang thanh toán khí đốt bằng đồng nhân dân tệ và ruble thay vì USD.
Bộ trưởng Năng lượng Nga cho rằng châu Âu khả năng cao không thể chấm dứt phụ thuộc vào khí đốt nước này trước năm 2027 như kế hoạch.
Châu Âu có thể chia sẻ năng lượng cho nhau, kết hợp chạy đua tìm nguồn cung từ bên ngoài và tăng sản lượng điện khi Nga cắt khí đốt.
Hãng Siemens Energy cho rằng sự cố rò rỉ dầu không phải lý do kỹ thuật khiến tập đoàn Nga hoãn mở lại Nord Stream 1 sau đợt bảo dưỡng.
Tập đoàn Gazprom của Nga cho biết sẽ tiếp tục đóng đường ống khí đốt Nord Stream 1 tới Đức sau bảo dưỡng, nhưng không nêu thời gian mở lại.