Nếu đánh thuế trên bất động sản thứ hai trở lên, thì mảnh đất 1500m2 này, giá cho thuê theo tôi tính toán sẽ tăng gấp bốn lần hiện tại.
Lúc đó chi chí sản xuất của tôi tăng. Để bù vào phí tăng này tôi sẽ: một là cắt giảm phụ cấp của lao động, hai là tăng giá bán sản phẩm, ba là tối ưu dây chuyền sản xuất.
Trong cả ba phương án, có tới hai mục ảnh hưởng tới người tiêu dùng và lao động cơ bản. Vậy là, chủ đất chả hề hấn gì.
Tôi, hoặc là tiếp tục, hoặc là giải thể vì chi phí cao mà có khi lợi nhuận thấp, tỷ suất sinh lợi nhuận thấp.
Đồng ý là chúng ta cần cạnh tranh về giá và chất lượng. Giá thuê mặt bằng cao có khi khiến nhiều doanh nghiệp giải thể thật, lúc đó lao động sẽ thất nghiệp có thể cũng nhiều hơn. Lao động dư thừa cũng là cớ để doanh nghiệp ép lương. Vẫn là lao động cơ bản bị ảnh hưởng.
>> 'Nhà trọ tăng giá nếu bị đánh thuế bất động sản thứ hai'
Nếu doanh nghiệp này giải thể, doanh nghiệp khác mọc lên, vẫn cần thuê đất dù giá cao, thì cuối cùng vẫn phải ép lương lao động để giảm một phần nào đó giá thành. Cũng là lao động cơ bản chịu tổn thương.
Nếu cứ tư duy "tôi không thuê nữa thì chủ đất khóc ròng" thì thật quá đơn giản. Nếu tôi giải thể công ty, lao động trong xưởng sẽ đi cạnh tranh ở nơi khác, và có chừng đó người thất nghiệp.
Hoặc là khi tôi giải thể, sẽ có công ty khác mọc lên để tạo việc làm cho chừng đó lao động, hoặc tốt thì nhiều hơn, và họ cũng thuê đất ở nơi này hoặc nơi khác, của chủ này hoặc chủ khác. Và giá đất vẫn tiếp diễn chứ có khác gì mấy đâu?
Hoang
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net. Gửi bài tại đây.